Kỹ năng sống

Loại "nhân sâm xanh" mọc đầy ở làng quê Việt, giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường, được giới nhà giàu lùng sục tìm mua

Cây lá đắng thuộc họ nhân sâm, tên khác là cây chân chim, lá lằng, sâm nam. Cùng với rau má, cây lá đắng là một loại đặc sản ở Thanh Hoá. Phần lá của cây thường được người dân sử dụng như một loại rau nấu canh. Song, nếu lần đầu ăn canh lá đắng, chắc khó có ai đã ăn được bởi vị của nó đắng chát. Nhưng khi đã ăn quen thì ai cũng khen rau có vị ngọt hậu, thậm chí còn gây "nghiện".

Cây lá đắng được ví như thuốc nam, phần lá có nhiều tác dụng chữa bệnh đường ruột, dạ dày, bổ gan và thậm chí là ung thư. Phần vỏ cây dùng chữa suy nhược, thấp khớp, lưng gối đau mỏi, đàn ông dương sự kém, đàn bà âm suy, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi.

Theo dân gian, người ta thường gọi vỏ cây lá đắng là ngũ gia bì chân chim (vì có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương như cây ngũ gia bì). Vỏ thân lá đắng được thu hái vào mùa xuân thu, đem về cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô.

Tác dụng của cây lá đắng

Cây lá đắng có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe có thể kể đến như:

- Giúp tăng tốc độ trao đổi chất cơ thể, đồng thời cũng rất tốt cho việc giảm cân;

- Nước lá đắng có khả năng giảm sốt. Do đó, bạn có thể sắc cây lá đắng lấy nước ép, uống nước sắc mỗi ngày ba lần cho đến khi các triệu chứng sốt thuyên giảm và biến mất;

- Giúp làm giảm lượng đường trong máu nên thích hợp sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường;

- Sử dụng nước lá đắng tươi để trị phát ban, chàm. Tuy nhiên, không được bôi lên vết thương hở;

- Cây lá đắng còn được sử dụng để chữa bệnh dạ dày ở mức độ nhẹ;

Loại nhân sâm xanh mọc đầy ở làng quê Việt, giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường, được giới nhà giàu lùng sục tìm mua - Ảnh 1.

Canh lá đắng đặc sản xứ Thanh. Ảnh internet

- Nước ép lá đắng giúp làm tăng lượng sữa mẹ ở bà mẹ cho con bú;

- Lấy rễ và thân cây lá đắng đã rửa sạch đun sôi và pha thành trà dược thảo sử dụng vào lúc đầu tiên buổi sáng trước bữa ăn rất tốt cho cơ thể;

- Uống nước lá đắng thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư vú và tiểu đường loại 2;

Theo ấn bản tháng 2 năm 2008 của "Tạp chí Y tế mạch và Quản lý Rủi ro", cây lá đắng có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, đồng thời giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, lá đắng có chứa nhiều chất chống oxy hóa và giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể; chữa lành các mô chết, bảo vệ cơ thể khỏi ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác.

Các chất phytochemicals từ lá cây đắng, như saponin và alkaloids, terpenes, steroid, coumarins, flavonoid, axit phenolic, lignans, xanthones, anthraquinones, edotides và sesquiterpenes giúp điều trị ung thư và hóa trị liệu;

Nước ép lá đắng cũng có thể được sử dụng như là phương thuốc chống lại nhiễm trùng vi khuẩn và vi khuẩn.

Lưu ý khi sử dụng cây lá đắng

Trong cây lá đắng có chứa chất kháng sinh. Vì vậy, không nên tự ý sử dụng quá liều hoặc dùng trong thời gian dài. Theo chuyên gia khuyến nghị, bạn chỉ nên uống nước sắc của cây khoảng 2 tuần rồi ngưng dùng trong thời gian từ 2 – 4 tuần sau đó hãy dùng tiếp. Để cẩn thận hơn, người dùng có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ trong các trường hợp sử dụng cây "nhân sâm xanh" để chữa bệnh.

Tổng hợp

Loại nhân sâm xanh mọc đầy ở làng quê Việt, giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường, được giới nhà giàu lùng sục tìm mua - Ảnh 2.


Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Bi kịch của thủ khoa đại học 12 năm đi nhặt rác kiếm sống: Khi trường đời không giống trường học, nhà vô địch "biến mình" thành kẻ vô gia cư, bị xã hội bỏ quên

Muốn có được thành công chúng ta phải đánh đổi bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân và vượt qua những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng buồn rằng hiện nay, mức sống vật chất ngày càng tăng cao nhưng chỉ số hạnh phúc vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tụt lùi. Chỉ vì một lựa chọn sai lầm hay không thể vượt qua mọi rào cản thôi, mọi thứ mà chúng ta có cũng có thể “một đi không trở lại”. Cũng giống như cuộc đời của Diêu Viễn – Học giả hàng đầu của Học viện Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc.