Chứng khoán

KQKD ngành nhiệt điện quý 4: Bất ngờ với doanh nghiệp báo lãi gấp 9 lần cùng kỳ, vẫn còn nhiều "câu chuyện" về doanh nghiệp lãi giảm sút

Đến thời điểm hiện tại phần lớn các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý 4 và kết quả kinh doanh cả năm 2021. Các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nhiệt điện có kết quả kinh doanh khá trái ngược trong quý 4 vừa qua. Trong khi có những doanh nghiệp lãi tăng bằng lần, thì cũng có những doanh nghiệp báo lãi giảm sâu.

KQKD ngành nhiệt điện quý 4: Bất ngờ với doanh nghiệp báo lãi gấp 9 lần cùng kỳ, vẫn còn nhiều câu chuyện về doanh nghiệp lãi giảm sút - Ảnh 1.

Quán quân tăng trưởng thuộc về Nhiệt điện Bà Rịa

Nếu xét kết quả kinh doanh quý 4, Nhiệt điện Bà Rịa (BTP) được xem là doanh nghiệp có lãi tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ. Doanh thu trong quý đạt 493 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ và lãi sau thuế gấp gần 9 lần, lên 85 tỷ đồng.

Lý giải về kết quả này, Nhiệt điện Bà Rịa cho rằng trong quý 4 vừa qua hoạt động kinh doanh có lãi do nhu cầu huy động của hệ thống, nên sản lượng điện tăng so với cùng kỳ. Ngoài ra công ty đã quyết toán doanh thu tiền điện 11 tháng đầu năm với số tiền 108 tỷ đồng.

Tính chung cả năm 2021 doanh thu công ty đạt 1.213 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 127 tỷ đồng, tăng 56% so với năm so với năm 2020 và vượt 19% kế hoạch năm.

KQKD ngành nhiệt điện quý 4: Bất ngờ với doanh nghiệp báo lãi gấp 9 lần cùng kỳ, vẫn còn nhiều câu chuyện về doanh nghiệp lãi giảm sút - Ảnh 2.

Rất nhiều doanh nghiệp báo lãi giảm sâu

Rất nhiều các doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp ngành nhiệt điện báo lãi giảm sâu so với cùng kỳ như "ông lớn" Nhiệt điện Hải Phòng (HND), Nhiệt điện Phả Lại (PPC), hay cả Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP)…

"Câu chuyện" của Nhiệt điện Quảng Ninh: Lãi giảm 94% so với cùng kỳ

Nhiệt điện Quảng Ninh ghi nhận doanh thu quý 4 đạt 2.217 tỷ đồng, giảm 9,1% so với quý 4/2020. Còn lợi nhuận sau thuế đạt hơn 80 tỷ đồng, giảm sâu so với số lãi 1.345 tỷ đồng đạt được quý 4/2020.

Trên thực tế, lãi quý 4 vừa qua của Nhiệt điện Quảng Ninh giảm sâu cũng có "câu chuyện". Thứ nhất, quý 4 vừa qua sản lượng điện thương phẩm của công ty tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm trước đó, đồng thời công ty cũng thực hiện tốt công tác quản trị chi phí, chào bán giá điện hiệu quả. Tuy vậy quý 4/2020 công ty ghi nhận khoản doanh thu chênh lệch tỷ giá và điều chỉnh tăng thời gian khấu hao một số tài sản cố định nhằm phù hợp với tình hình thực tế nên lợi nhuận gia tăng mạnh.

Tính chung cả năm doanh thu Nhiệt điện Quảng Ninh đạt 8.455 tỷ đồng, giảm 7,9% so với doanh thu đạt được năm 2020. Lãi sau thuế đạt gần 477 tỷ đồng, giảm 63,4% so với số lãi 1.305 tỷ đồng đạt được năm 2020. Năm 2021 Nhiệt điện Quảng Ninh đặt mục tiêu đạt 316 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả này giúp công ty hoàn thành và vượt 50% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

KQKD ngành nhiệt điện quý 4: Bất ngờ với doanh nghiệp báo lãi gấp 9 lần cùng kỳ, vẫn còn nhiều câu chuyện về doanh nghiệp lãi giảm sút - Ảnh 3.

Nhiệt điện Hải Phòng báo lãi quý 4 giảm hơn nửa so với cùng kỳ

Quý 4 vừa qua Nhiệt điện Hải Phòng (HND) đạt 2.218 tỷ đồng doanh thu, giảm 10% so với cùng kỳ dù sản lượng phát điện trong quý lớn hơn cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế giảm 53% so với quý 4/2020, về mức 260 tỷ đồng. Nguyên nhân chính việc lợi nhuận giảm sút do chi phí vốn tăng, cộng với đó giá điện, sản lượng điện hợp đồng Qc giảm so với cùng kỳ.

Tính chung cả năm 2021 doanh thu công ty đạt 9.026 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2020 còn lãi sau thuế đạt 443 tỷ đồng, giảm tới 79% so với năm 2020 nhưng cũng giúp công ty vượt 122% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

KQKD ngành nhiệt điện quý 4: Bất ngờ với doanh nghiệp báo lãi gấp 9 lần cùng kỳ, vẫn còn nhiều câu chuyện về doanh nghiệp lãi giảm sút - Ảnh 4.


Các tin khác

Nhóm đại gia ô tô kín tiếng vừa giành 2 ghế HĐQT kiểm soát Ngân hàng Eximbank sau phiên họp ĐHCĐ "lịch sử" là ai?

Hồi tháng 4, khi Eximbank đã công bố danh sách đề cử nhân sự dự kiến làm thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó có 2 người mới liên quan đến Tập đoàn Thành Công, giới thạo tin lại càng khẳng định những đồn đoán trên thị trường rằng “đại gia” Thành Công Group đã sở hữu được một lượng lớn cổ phiếu EIB từ năm 2019 là có cơ sở.

Forbes Under 30 Trần Trung Hiếu: Từ khởi nguyên thay đổi mọi chiếc CV đến founder nền tảng tuyển dụng số 1 Việt Nam

Startup tuyển dụng TopCV ra đời vào tháng 10/2014. Thời điểm đó, Trần Trung Hiếu mới 22 tuổi, chập chững bước vào thị trường tuyển dụng, vốn được coi là đại dương đỏ với hàng loạt “cây đa, cây đề” đi trước. Không kinh nghiệm, không quan hệ, không bệ đỡ, nhưng bằng cách nào đó, Hiếu đã đưa TopCV từ công cụ viết CV online đến nền tảng tuyển dụng số 1 Việt Nam.

Bức ảnh hiếm thời còn làm công nhân vét mỡ bò của tỷ phú Trần Bá Dương và chuyện về

Nếu ai đó cho rằng các tỷ phú đều sinh ra đã ở vạch đích thì điều đó chắc chắn không đúng với ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn ô tô Trường Hải. Từ một người bình thường với công việc đầu tiên là làm công nhân, ông Dương đã vươn lên trở thành một trong 6 tỷ phú đô la của Việt Nam, được tạp chí Forbes công nhận.

Kỳ vọng nguồn cung mới văn phòng hạng A tại Tp.HCM

Từ năm 2019 đến nay, văn phòng hạng A tại Tp.HCM “khát” nguồn cung mới. Tuy nhiên, từ năm 2022 – 2025, Savills Việt Nam đánh giá, văn phòng hạng A sẽ có diễn biến tích cực hơn về nguồn cung bên cạnh nhu cầu thuê vẫn tiếp tục gia tăng trong tương lai.

Trần Hoài Phương - sếp 9X quản lý quỹ vừa lọt Top Forbes under 30: Giành học bổng toàn phần ĐH Mỹ, đứng sau các deal triệu USD của Dat Bike, MindX

Trần Hoài Phương - Quản lý đầu tư tại Việt Nam của Quỹ Wavemaker Partners – là một trong 26 người trẻ vừa lọt Top Forbes Việt Nam under 30 năm 2022. Phương sinh năm 1992, quê Quảng Ngãi, tốt nghiệp cử nhân Đại học Lehigh University, Pennsylvania (Hoa Kỳ) với học bổng toàn phần.