Bất động sản

Kiến nghị UBND TP.HCM bố trí 500 tỷ đồng kiểm định, sửa chữa chung cư cũ

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, Nghị định số 69/2021 của Chính phủ không có quy định cơ quan Nhà nước phê duyệt phương án phá dỡ nhà chung cư cũ cấp D. Do đó, Sở Xây dựng TP.HCM bỏ nội dung phê duyệt phương án phá dỡ nhà chung cư và bổ sung nội dung: “Quyết định việc phá dỡ công trình công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức thực hiện phá dỡ công trình trong trường hợp chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phá dỡ công trình xây dựng”.

Kiến nghị UBND TP.HCM bố trí 500 tỷ đồng kiểm định, sửa chữa chung cư cũ - Ảnh 1.

Chung cư 440 Trần Hưng Đạo, Quận 5 thuộc cấp D xuống cấp nghiêm trọng nhưng người dân chưa chịu di dời. (Ảnh: Duy Phương)


Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị UBND TP ra văn bản thống nhất trình tự thủ tục dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và xây dựng lại nhà chung cư cũ cấp D trên địa bàn. Đồng thời, sở này kiến nghị UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tham mưu bố trí nguồn kinh phí 500 tỷ đồng (giai đoạn 2021-2025) để kiểm định bổ sung và sửa chữa gấp 246 chung cư cũ cấp B, C còn lại của giai đoạn 2016-2020, tránh tình trạng xuống cấp trầm trọng, chuyển thành hư hỏng nặng.

Hiện nay, TP.HCM có 26 dự án xây dựng lại nhà chung cư, trong đó có 14 chung cư cấp D. Cơ quan chức năng đã tháo dỡ 4 chung cư cấp D, số còn lại chưa hoàn tất việc di dời người dân./.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Cách gửi tiết kiệm để lời nhất?

Các ngân hàng có những mức lãi suất huy động khác nhau tại mỗi kỳ hạn, vậy người gửi tiết kiệm làm thế nào để được hưởng lãi nhiều nhất và vẫn...

Thống đốc báo cáo gì với Quốc hội về tình hình hình nợ xấu và tín dụng bất động sản?

Theo báo cáo của Thống đốc, tính đến cuối tháng 4/2022, tổng dư nợ đối với lĩnh vực BĐS đạt hơn 2,288 triệu tỉ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021 và chiếm tỷ trọng 20,44% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu là 1,62%. Đầu tư kinh doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, cần có các giải pháp kiểm soát.

Khi ngân hàng cạn "room" tín dụng...

Theo giới quan sát, tình trạng cạn ''room'' tín dụng tại nhiều ngân hàng trong những tuần gần đây dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng, tỷ giá và khả năng sinh lời.