Tài chính

Khối ngoại xả mạnh CTG, HDB, LPB phiên 28/2, mua ròng TPB và STB

Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2 ghi nhận diễn biến thiếu tích cực tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Kết phiên 28/2, thị trường ghi nhận 23 mã ngân hàng đóng cửa trong sắc đỏ, 2 mã tăng và 2 mã đứng giá tham chiếu.

Một trong những nhân tố khiến nhiều cổ phiếu ngân hàng ''rực lửa'' đến từ xu hướng bán ròng của khối ngoại.

Theo đó, mã ngân hàng bị bán ròng nhiều nhất trong ngày hôm nay là CTG của VietinBank. Cụ thể, khối ngoại bán ròng hơn 3,65 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 122 tỷ đồng – mức bán ròng mạnh nhất nhiều tháng qua. Đây cũng là mã bị khối ngoại rút ròng nhiều thứ hai thị trường trong phiên 28/2 chỉ sau HPG của Hòa Phát.

HDB của HDBank tiếp tục chịu xu hướng xả của khối ngoại khi ghi nhận 1,86 triệu cổ phiếu bị bán ròng với giá trị gần 53,6 tỷ đồng. Xu hướng bán ròng mạnh tại cổ phiếu HDB diễn ra trong nhiều phiên giao dịch của tháng 2. Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài đã xả ròng gần 7,9 triệu cổ phiếu HDD hôm 24/2, tương đương giá trị bán ròng gần 227 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại cũng bán ra 2,1 triệu cổ phiếu LPB trong khi chỉ mua vỏn vẹn 1.100 đơn vị, tương đương rút ròng hơn 47,7 tỷ đồng.

Tương tự, nhóm nhà đầu tư này đã bán ra 525.000 cổ phiếu VPB của VPBank trong ngày hôm nay với giá trị gần 20 tỷ đồng. Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng cổ phiếu VPB trong toàn bộ 16 phiên giao dịch tháng 2 với tổng mức xả ròng gần 2 triệu đơn vị.

Xu hướng rút ròng của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh VPBank dự kiến phát hành 15% vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài trong nửa đầu năm 2022.

Vào tháng 1 vừa qua, VPBank đã trình xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,5% vốn điều lệ. Phía ngân hàng cho biết việc điều chỉnh là đủ để ngân hàng triển khai phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài mới, đồng thời tạo điều kiện linh hoạt hơn cho các cổ đông nước ngoài hiện tại trong việc mua bán trên thị trường chứng khoán.

Ở phía ngược lại, TPB và STB là mã ngân hàng được khối ngoại mua ròng mạnh nhất phiên hôm nay với giá trị ''gom'' ròng đạt lần lượt 44,7 tỷ và 27,5 tỷ đồng.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Bi kịch của thủ khoa đại học 12 năm đi nhặt rác kiếm sống: Khi trường đời không giống trường học, nhà vô địch "biến mình" thành kẻ vô gia cư, bị xã hội bỏ quên

Muốn có được thành công chúng ta phải đánh đổi bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân và vượt qua những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng buồn rằng hiện nay, mức sống vật chất ngày càng tăng cao nhưng chỉ số hạnh phúc vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tụt lùi. Chỉ vì một lựa chọn sai lầm hay không thể vượt qua mọi rào cản thôi, mọi thứ mà chúng ta có cũng có thể “một đi không trở lại”. Cũng giống như cuộc đời của Diêu Viễn – Học giả hàng đầu của Học viện Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc.

Một nhóm cổ phiếu liên quan trực tiếp đến xung đột Nga - Ukraine "bốc đầu" kịch trần, thị giá tăng hàng chục phần trăm chỉ sau vài phiên

Đà tăng của nhiều cổ phiếu than đã xuất phát từ tuần trước, khi những căng thẳng trên trường quốc tế chỉ mới nổ ra. Tổng cộng trong vòng 4 phiên gần nhất (23/2 đến 28/2), HLC tăng 20%, THT tăng 22%, MDC tăng 19%, TDN tăng 16%, NBC tăng 21%, TVD tăng 23%...

73 tỷ một căn biệt thự Quảng Nam, cao hơn giá biệt thự Đà Nẵng, ngang ngửa giá biệt thự ở khu nhà giàu Hà Nội

Báo cáo mới đây DKRA Việt Nam ghi nhận, tại Quảng Nam, một căn biệt thự nghỉ dưỡng được chào bán lần đầu ra thị trường với mức 73 tỷ đồng/căn, cao hơn giá biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng và Huế. Mức giá này tương đương với giá căn biệt thự ở khu nhà giàu Hà Nội.

Diễn biến mới về xử lý sai phạm tại 2 dự án du lịch lớn tại Lâm Đồng của Công ty Phương Nam

Công ty cổ phần du lịch sinh thái Phương Nam đang phải xử lý khắc phục 2 dự án sai phạm, bao gồm: Dự án Khu du lịch sinh thái Phương Nam (tại Núi Voi, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng) và dự án Mở rộng điểm du lịch dã ngoại Đá Tiên (tại khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm).