Xã hội

"Khiên chắn bão" bảo vệ hơn 1.200 hộ dân ở Hà Tĩnh bị sụt lún

Theo tìm hiểu của PV báo Giao thông, tuyến kè biển Cẩm Nhượng được xây dựng từ năm 2003 với tổng chiều dài khoảng 1,2 km. Tuyến kè này có vai trò đặc biệt quan trọng, chắn sóng, bảo vệ cho khoảng 1.200 hộ dân với hơn 5.000 nhân khẩu tại các thôn Phúc Hải, Xuân Bắc, Xuân Nam, Hải Bắc, Hải Nam và thôn Chùa của xã Cẩm Nhượng.

"Khiên chắn bão" bảo vệ hơn 1.200 hộ dân ở Hà Tĩnh bị sụt lún - 1

Do đưa vào khai thác từ lâu nên tuyến kè có nhiều điểm sụt lún

Qua hàng chục năm chịu áp lực triều cường, kè biển Cẩm Nhượng đã xuống cấp và hư hỏng nhiều. Huyện Cẩm Xuyên đã nhiều lần sửa chữa nhưng do thiếu kinh phí nên chỉ “chắp vá”, hiện nay, xuất hiện nhiều điểm sạt lở.

Theo quan sát của PV, tuyến kè biển hư hỏng nặng nhất ở đoạn qua thôn Hải Nam. Đoạn này dài khoảng 200m nhưng có đến hàng chục điểm sụt lún, sạt lở, sập, vỡ các cấu kiện, nhiều điểm bị sóng đánh khoét sâu vào chân kè...

Ngoài ra, trên tuyến này có những điểm sạt lở rộng khoảng 200 m2 và nằm sát chân kè, chỉ cần sóng mạnh cấp 5,6 là toàn tuyến kè bị cuốn trôi.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng cho biết, sau gần 20 năm chịu áp lực triều cường, kè biển Cẩm Nhượng đã xuống cấp và hư hỏng nhiều. Mặc dù được UBND huyện Cẩm Xuyên tu sửa nhiều lần nhưng do vốn ít, thi công kiểu “chắp vá” nên không hiệu quả.

"Khiên chắn bão" bảo vệ hơn 1.200 hộ dân ở Hà Tĩnh bị sụt lún - 2

Có nhiều đoạn các cấu kiện bê tông bị bào mòn, bị sóng đánh nằm xếp lớp lên nhau

Vào tháng 10/2021, sau khi bị triều cường làm hư hỏng kè biển ở thôn Hải Bắc và thôn Hải Nam, tỉnh Hà Tĩnh đã trích 2 tỉ đồng từ nguồn phòng chống thiên tai của tỉnh để sửa chữa, khắc phục điểm hư hỏng.

Thế nhưng, đầu tháng 4/2022, đợt áp thấp nhiệt đới lại đánh hư hỏng nhiều điểm khác trên tuyến kè biển này.

"Khiên chắn bão" bảo vệ hơn 1.200 hộ dân ở Hà Tĩnh bị sụt lún - 3

Nhiều điểm bị sóng khoét sâu tận chân kè tạo nên các "hàm ếch" rỗng bên trong

Cũng theo ông Hùng, do lo sợ các đợt triều cường nên người dân đã tập kết sẵn đá và các khối bê tông để gia cố tạm thời những vị trí sạt lở. Tuy nhiên, về lâu dài, chính quyền và người dân Cẩm Nhượng mong muốn được tỉnh, Trung ương đầu tư kinh phí, khắc phục những điểm sạt lở để người dân an tâm khi mùa mưa bão cận kề.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Trụ cột giúp Coca-Cola khẳng định dấu ấn khác biệt

Sau gần 3 thập kỷ hiện diện ở Việt Nam, Coca-Cola với sứ mệnh “Đổi mới thế giới và làm nên sự khác biệt” đã khẳng định vị thế là một trong những công ty nước giải khát hàng đầu.

Đề xuất cấp sổ hồng căn hộ có thời hạn 50-70 năm, người dân chuyển hướng mua nhà mặt đất

Chung cư là lời giải được áp dụng trên toàn cầu cho bài toán về nhà ở với những đô thị nén. Nếu đề xuất quy định thời hạn sử dụng chung cư chỉ từ 50-70 năm thay vì lâu dài như từ trước đến nay, người dân có thể sẽ không ở thành phố mà chuyển sang các khu vực có BĐS liền thổ để tối ưu nguồn tài chính mình chi trả.

Bến xe Miền Tây tiếp trả cổ tức thấp năm thứ hai liên tiếp

Bến xe Miền Tây được biết đến là doanh nghiệp có tỷ lệ chia cổ tức chia hằng năm thuộc nhóm cao nhất toàn thị trường chứng khoán do quy mô vốn điều lệ thấp và hoạt động ổn định trong nhiều năm. Tuy nhiên, sau hai năm đại dịch COVID-19 khiến lợi nhuận công ty sụt giảm mạnh, tỷ lệ cổ tức rơi về còn 20%, tức 2.000 đồng/cp.