Doanh nghiệp

Hiệp hội nói về đề xuất sàn thương mại điện tử phải truy xuất hàng hóa

Bộ KH-CN đang lấy ý kiến dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó quy trách nhiệm đối với các sàn thương mại điện tử trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Sàn thương mại điện tử lo ngại trách nhiệm truy xuất hàng hóa trong luật mới - Ảnh 1.

Dự thảo luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa yêu cầu các sàn thương mại điện tử phải xác minh, truy xuất nguồn gốc hàng hóa

ẢNH: NHẬT THỊNH

Cụ thể, khoản 35 điều 1 dự thảo luật yêu cầu các sàn thương mại điện tử thực hiện xác minh, truy xuất nguồn gốc hàng hóa trước và trong quá trình vận hành nền tảng.

Mới đây, góp ý vào dự thảo, Hiệp hội Thương mại điện tử cho rằng, mặc dù mục tiêu cuối cùng của khoản 35 điều 1 nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - một mục tiêu đúng đắn, nhưng cách tiếp cận hiện tại lại thiếu sự phân định rõ ràng giữa các lĩnh vực quản lý nhà nước. 

Các yêu cầu này không phù hợp với vai trò trung gian của sàn thương mại điện tử và vượt quá khả năng thực hiện trên thực tế và đang gây quan ngại rất lớn cho ngành thương mại điện tử.

Đại diện hiệp hội nêu ý kiến: "Sàn thương mại điện tử không có đủ công cụ và thẩm quyền để thực hiện các yêu cầu của dự thảo. Sàn thương mại điện tử không có chức năng điều tra, kiểm định, phân tích kỹ thuật hay thẩm quyền can thiệp vào quy trình sản xuất, lưu thông hàng hóa để xác minh tính xác thực của thông tin sản phẩm. 

Thực tế, các nền tảng thương mại điện tử chỉ có thể yêu cầu người bán cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định pháp luật, lưu trữ và cung cấp thông tin đó cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu".

Theo hiệp hội, việc yêu cầu sàn phải "xác minh nguồn gốc" và "giám sát chất lượng" một cách chủ động là bất hợp lý, đẩy doanh nghiệp vào vai trò vượt ngoài khả năng cả về pháp lý lẫn kỹ thuật, và tiềm ẩn nguy cơ bị quy trách nhiệm đối với các hành vi nằm ngoài tầm kiểm soát.

Trách nhiệm xác minh xuất xứ, truy xuất nguồn gốc thuộc về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp - không phải là các nền tảng thương mại điện tử. Việc chuyển giao trách nhiệm này sang các sàn thương mại điện tử là khiên cưỡng và thiếu căn cứ.

Kiến nghị chỉ quy định theo hướng dẫn chiếu tới các quy định của pháp luật

Từ một góc nhìn khác, hiệp hội này cho rằng, việc giao cho các sàn thương mại điện tử thực hiện các biện pháp vốn thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thể bị coi là hình thức "xã hội hóa trách nhiệm" một cách cực đoan.

Điều này không chỉ làm gia tăng chi phí tuân thủ, mà còn tạo ra sự bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt khi các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới thường không chịu sự giám sát tương đương.

"Các sàn thương mại điện tử nội địa do có pháp nhân tại Việt Nam nên sẽ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của dự thảo. Trong khi các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới cung cấp dịch vụ vào Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân, lại không chịu các nghĩa vụ tương đương. Sự bất đối xứng này tạo ra rào cản cạnh tranh nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng "bảo hộ ngược", Hiệp hội Thương mại điện tử bày tỏ.

Trong dài hạn, việc duy trì những quy định bất hợp lý sẽ khiến các doanh nghiệp thương mại điện tử nội địa cân nhắc việc chuyển địa điểm đăng ký sang các thị trường có môi trường pháp lý thuận lợi hơn để duy trì khả năng hoạt động xuyên biên giới. Trong khi đó, các sàn thương mại điện tử nước ngoài sẽ càng không có động lực thành lập pháp nhân tại Việt Nam để né tránh quy định.

Lo ngại các doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của quy định nếu được thông qua, để đảm bảo tính thống nhất và tránh chồng chéo giữa các luật, Hiệp hội Thương mại điện tử kiến nghị các cơ quan có liên quan rà soát và bãi bỏ toàn bộ quy định tại khoản 34 và khoản 35 điều 1 của dự thảo luật.

Trong trường hợp cần thiết phải quy định trách nhiệm liên quan đến xác minh, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử, Hiệp hội Thương mại điện tử kiến nghị chỉ quy định theo hướng dẫn chiếu tới các quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành về thương mại điện tử, nhằm bảo đảm tính thống nhất và tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng thế giới phiên giao dịch Mỹ đêm 16.5 tiếp tục giảm mạnh, ghi nhận một ngày tăng giảm bất thường.

Giá vàng, USD đồng loạt giảm

Sáng nay (16/5), giá vàng trong nước giảm mạnh khiến các “nhà vàng” nới rộng khoảng cách mua vào - bán ra. Giá USD ngân hàng về sát mốc 26.000 đồng/USD.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Vàng tăng trở lại

Giá vàng thế giới phiên Mỹ ngày 15.5 tăng nhẹ 6 USD/ounce, lên 3.184 USD/ounce. Vàng đứng ở mức cao khi các thông tin kinh tế Mỹ được công bố.