Khoa học

Hành tinh song sinh sở hữu thứ giống Trái Đất theo cách không ngờ

Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Trung tâm vũ trụ Johnson của NASA đã mô tả chuyển động lớp vỏ hành tinh song sinh của Trái Đất - Sao Kim - và tìm ra nhiều điều bất ngờ.

Sao Kim được cho là sinh ra khá giống với Trái Đất nhưng bị quá trình tiến hóa không may biến thành phiên bản "địa ngục".

Mặc dù vậy, nhiều nhà khoa học vẫn hoài nghi về khả năng tồn tại của sự sống ở nơi đây, cũng như đã tìm ra một số bằng chứng cho thấy nó không hẳn là một quả cầu chết.

Núi lửa nơi hành tinh song sinh của Trái Đất - Ảnh: NASA

Núi lửa nơi hành tinh song sinh của Trái Đất - Ảnh: NASA

Theo NASA, ban đầu các nhà khoa học dự đoán lớp ngoài cùng của lớp vỏ Sao Kim sẽ ngày càng dày hơn theo thời gian do thiếu lực tách bớt lớp vỏ này, nhấn nó xuống trở lại bên trong hành tinh.

Ở Trái Đất, lớp vỏ được tạo thành từ các mảng lớn di chuyển chậm, tạo thành các nếp gấp và đứt gãy trong một quá trình được gọi là kiến tạo mảng. Khi hai mảng kiến tạo va chạm, mảng nhẹ hơn trượt lên trên mảng dày hơn, đẩy nó xuống lớp bên dưới, gọi là lớp phủ. Quá trình này, được gọi là sự hút chìm, giúp kiểm soát độ dày của lớp vỏ Trái Đất.

Các loại đá tạo nên mảng dưới cùng trải qua những thay đổi do nhiệt độ và áp suất tăng khi chìm sâu hơn vào bên trong hành tinh. Những thay đổi đó được gọi là biến chất, là một trong những nguyên nhân gây ra hoạt động núi lửa.

Ngược lại, Sao Kim có lớp vỏ là một khối thống nhất, không có bằng chứng về sự hút chìm do kiến tạo mảng như ở Trái Đất.

Tuy nhiên TS Justin Filiberto, Phó Giám đốc Phân ban Nghiên cứu vật liệu thiên văn và khám phá khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA, đồng tác giả, cho biết nhóm của ông phát hiện ra rằng vỏ Sao Kim chỉ dày trung bình 40 km, nơi dày nhất là 65 km.

“Điều đó thật đáng ngạc nhiên, xét đến các điều kiện trên hành tinh này” - TS Filiberto cho biết.

Theo bài công bố trên tạp chí Nature Communications, các mô hình mới chỉ ra một quá trình rất bất ngờ: Khi lớp vỏ dày lên, phần đáy của nó trở nên quá đặc đến mức nó hoặc vỡ ra và trở thành một phần của lớp phủ hoặc trở nên đủ nóng để tan chảy.

Vì vậy, mặc dù sao Kim không có các mảng di chuyển, lớp vỏ của nó vẫn trải qua quá trình biến chất.

Phát hiện này là một bước quan trọng hướng tới việc hiểu các quá trình địa chất và sự tiến hóa của hành tinh.

Sự vỡ ra hoặc tan chảy nói trên có thể đưa nước và các nguyên tố trở lại bên trong hành tinh và tạo ra dung nham và thúc đẩy các vụ phun trào núi lửa.

Phát hiện này tạo nên một mảnh ghép hoàn hảo để giải thích những khúc mắc liên quan đến cách địa chất, lớp vỏ và bầu khí quyển Sao Kim cùng nhau hoạt động, đem lại hy vọng rằng hành tinh song sinh của địa cầu thực ra không "địa ngục" như vẻ ngoài của nó.

Các tin khác

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Vì sao một số người chỉ ngủ 4 giờ mỗi ngày mà vẫn khỏe mạnh?

Trong khi những người bình thường cần ngủ khoảng tám giờ mỗi ngày mới khỏe mạnh. Một đột biến mới được xác định giúp những người ngủ siêu ngon chỉ cần bốn đến sáu giờ ngủ mỗi đêm. Các nhà nghiên cứu đã mô tả đột biến SIK3-N783Y trong một nghiên cứu mới sau khi thử nghiệm trên những con chuột bị thiếu ngủ.

Có thể dự đoán "tuổi sinh học" từ ảnh tự sướng

Một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới có thể dự đoán tuổi sinh học của một người, trạng thái cơ thể của họ và quá trình lão hóa của họ thông qua một bức ảnh tự sướng và có thể giúp các bác sỹ quyết định phương pháp tốt nhất cho các bệnh nhân ung thư.

Giá vàng hôm nay, 14-5: Bứt phá mạnh mẽ

Sau một phiên sụt giảm, giá vàng thế giới sáng nay, 14-5, tăng mạnh trở lại nhờ đồng USD suy yếu và giá dầu thô tăng vọt, tạo đà cho kim loại quý này.

Giá nhà mặt phố Hà Nội vượt 400 triệu đồng/m2

Giá nhà phố tại nhiều quận ở Hà Nội liên tục tăng, lên mức trung bình 437 triệu đồng/m2. Theo nhiều chuyên gia bất động sản, phân khúc nhà mặt phố có khả năng giữ dòng tiền tốt, an toàn trong bối cảnh thị trường bất động sản dần phục hồi.

Giá vàng trong nước "bỏ xa" thế giới

Sáng nay (14/5), giá vàng trong nước tăng. Giá vàng miếng trong nước cao hơn gần 18 triệu đồng/lượng so với thế giới, mức chênh của vàng nhẫn dao động 13-16 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu.

Viêm não mô cầu: Dấu hiệu cảnh báo cần cấp cứu ngay

Viêm não mô cầu là một bệnh lý nguy hiểm. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ viêm, bệnh có thể gây ra các biến chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

"Nóng" đường đua trái phiếu bất động sản

Sau 3 tháng đầu năm im ắng, trong tháng 4 vừa qua các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành gần 12.500 tỷ đồng trái phiếu. Đáng chú ý, áp lực đáo hạn của doanh nghiệp bất động sản sẽ tập trung trong quý III và quý IV năm nay với khoảng 86.400 tỷ đồng.