Xã hội

Hai Tổng Giám đốc sai phạm gì trong vụ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng tại VEAM (?)

Trước đó, quá trình luận tội, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Hà từ 15-16 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Cùng tội danh này, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo Lâm Chí Quang từ 10-11 năm tù. Đây là hai nhân vật quyền lực nhất của VEAM và với những sai phạm rất nghiêm trọng đã xảy ra tại VEAM thì vai trò, trách nhiệm của hai bị cáo quyền lực nhất là gì?

 Hai Tổng Giám đốc sai phạm gì trong vụ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng tại VEAM (?) - Ảnh 1.

Bị cáo Trần Ngọc Hà (trái) và bị cáo Lâm Chí Quang tại phiên xử.

Bị cáo Trần Ngọc Hà (SN 1964, quê Thanh Hoá, cư trú ở phố Vĩnh Phúc, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) đang bị tạm giam là Chủ tịch HĐTV VEAM từ ngày 15/4/2011 đến ngày 31/12/2014. Từ ngày 1/1/2015 đến ngày 8/8/2018, Trần Ngọc Hà là Tổng Giám đốc VEAM.

Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, Vũ Từ Công (Kế toán trưởng VEAM) tham mưu, đề xuất, soạn thảo văn bản trình Tổng Giám đốc VEAM Lâm Chí Quang ký 4 chứng thư bảo lãnh thanh toán cho Vetranco (Công ty trực thuộc VEAM) vay tổng số tiền 193 tỷ đồng tại Vietinbank Chi nhánh Hà Nội, Agribank Chi nhánh Hoàng Mai, Agribank Chi nhánh Long Biên và BIDV Sở Giao dịch 3. Đến hạn thanh toán, Vetranco không trả được nợ vay nên VEAM bị các ngân hàng cưỡng thu số tiền hơn 23 tỷ đồng và VEAM phải cho Vetranco vay để thanh toán nợ các ngân hàng số tiền gần 53 tỷ đồng, gây thiệt hại cho VEAM tổng số tiền 75,82 tỷ đồng.

Với quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch HĐTV VEAM, Trần Ngọc Hà biết và buộc phải biết việc bảo lãnh thanh toán cho Vetranco của Lâm Chí Quang và Vũ Từ Công là vi phạm về tỷ lệ bảo lãnh vay vốn quy định tại Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 5/8/2010 của Bộ Tài chính và vi phạm Quy chế quản lý tài chính, ban hành theo Quyết định số 12/QĐ-VEAM/HĐTV ngày 29/3/2012 của VEAM. Nhưng Trần Ngọc Hà vẫn tạo điều kiện cho Lâm Chí Quang và Vũ Từ Công thực hiện việc bảo lãnh, cho vay trái quy định gây thiệt hại cho VEAM số tiền 75,82 tỷ đồng.

Năm 2015, Trần Ngọc Hà với chức danh Tổng Giám đốc VEAM đã tự ý quyết định hợp tác với Công ty T-King (Trung Quốc) thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển sản phẩm xe ôtô tay lái bên phải để xuất khẩu sang Srilanka, nhưng không có Nghị quyết của HĐTV VEAM, không nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt của VEAM. Tuy nhiên, Trần Ngọc Hà vẫn quyết định chuyển tạm ứng cho Công ty T-King tổng số tiền 400.000 USD để T-King nghiên cứu, phát triển các bộ linh kiện xe ôtô tay lái bên phải. Do kế hoạch trên không thực hiện được và không thu hồi được khoản đã tạm ứng nên VEAM bị thiệt hại số tiền gần 10 tỷ đồng. Hành vi của Trần Ngọc Hà đã vi phạm Luật Doanh nghiệp năm 2014, vi phạm Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước và vi phạm Điều lệ Tổ chức và hoạt động của VEAM.

Năm 2016, Dự án "Đầu tư sản xuất máy kéo bốn bánh hạng trung" của VEAM đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và chưa được Bộ Công thương xem xét quyết định đầu tư, nhưng Trần Ngọc Hà với chức danh Tổng Giám đốc VEAM vẫn thực hiện việc ký kết "Hợp đồng cung cấp Li-xăng" với Công ty ISEKI (Nhật Bản) và thanh toán hai đợt số tiền 2,5 triệu USD, nhưng sau đó không có căn cứ thu hồi, gây thiệt hại cho VEAM số tiền gần 57 tỷ đồng.

Quá trình xét xử, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà xác định, bị cáo Trần Ngọc Hà phải chịu trách nhiệm trong ba sai phạm: Thứ nhất là tạo điều kiện cho cấp dưới bảo lãnh vay ngân hàng trái quy định. Thứ hai là ký dự án với Công ty ISEKI (Nhật Bản) nhưng không được Bộ Công thương cấp phép. Thứ ba là ký quyết định hợp tác với Công ty T-King (Trung Quốc) khi không được Hội đồng thành viên VEAM thông qua, dẫn đến các dự án không thể thực hiện. Ba sai phạm của bị cáo Trần Ngọc Hà gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 130 tỷ đồng.

Đối với bị cáo Lâm Chí Quang (SN 1954, quê Quảng Bình, cư trú ở xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang bị tạm giam tại Trại tạm giam T16 Bộ Công an. Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, Lâm Chí Quang với chức danh Tổng Giám đốc VEAM đã ký 4 chứng thư bảo lãnh thanh toán cho Vetranco (Công ty trực thuộc VEAM) vay tổng số tiền 193 tỷ đồng tại Vietinbank Chi nhánh Hà Nội, Agribank Chi nhánh Hoàng Mai, Agribank Chi nhánh Long Biên và BIDV Sở giao dịch 3. Đến hạn thanh toán, Vetranco không trả được nợ vay nên VEAM bị các ngân hàng cưỡng thu số tiền hơn 23 tỷ đồng và VEAM phải cho Vetranco vay để thanh toán nợ các ngân hàng số tiền gần 53 tỷ đồng, gây thiệt hại cho VEAM tổng số tiền 75,82 tỷ đồng.

Hành vi của bị cáo Lâm Chí Quang được xác định vi phạm về tỷ lệ bảo lãnh vay vốn quy định tại Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 5/8/2010 của Bộ Tài chính và vi phạm Quy chế quản lý tài chính, ban hành theo Quyết định số 12/QĐ-VEAM/HĐTV ngày 29/3/2012 của VEAM.

Quá trình xét xử, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà xác định, bị cáo Lâm Chí Quang sai phạm trong bảo lãnh thanh toán cho Vetranco vay 193 tỷ đồng tại 4 ngân hàng, giai đoạn 2011-2013. Đến hạn thanh toán, Vietranco không trả được nợ, dẫn đến VEAM bị các ngân hàng cưỡng thu và phải trả nợ thay cho Vetranco hơn 65 tỷ đồng.

Trả lời thẩm vấn tại phiên toà, bị cáo Trần Ngọc Hà không thừa nhận sai phạm như cáo trạng xác định mà chỉ nhận trách nhiệm của người đứng đầu VEAM. Trong khi đó, bị cáo Lâm Chí Quang thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã kết luận.


Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Vì sao Metro Nhổn - ga Hà Nội đội vốn 62%, vỡ tiến độ 6 năm?

Có tiến độ hoàn thành năm 2016 với mục tiêu nâng cao năng lực vận tải công cộng, giảm xe cá nhân, giải quyết tình ùn tắc nhưng đến nay, dự án metro Nhổn - ga Hà Nội đã chậm tiến độ 6 năm. Trong tuần qua, dự án tiếp tục được đề nghị tăng vốn tiếp và kéo dài thi công thêm 7 năm.

Top sản phẩm công nghệ Agribank đạt giải Sao Khuê

Hòa nhập kỉ nguyên số và nhận thức rõ yêu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng, Agribank đã cho ra đời các sản phẩm công nghệ hướng tới việc cung ứng dịch vụ ngân hàng tự động theo hướng số hoá.

Với máy nộp, rút tiền bằng CCCD thế hệ mới từ Digimi+, khách hàng thuận tiện như thế nào?

Không cần gấp gáp đến ngân hàng theo giờ quy định, giờ đây ngay cả thứ 7, Chủ nhật hay những thời điểm ngân hàng nghỉ giao dịch, khách hàng vẫn hoàn toàn có thể nộp tiền mặt vào tài khoản của mình hoặc rút tiền, chỉ bằng CCCD (chưa gắn hoặc đã gắn chip) từ hệ thống ngân hàng tự động Digimi+ của Bản Việt.

SeABank triển khai và áp dụng các chuẩn mực Basel III

Ngày 19/05/2022, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức tọa đàm công bố kết quả triển khai và áp dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng.

Vingroup và hành trình đánh thức thành phố ở phía “hừng đông”

Đô thị Hà Nội đã có thêm những mảnh ghép hiện đại, văn minh, xứng tầm thế giới ở phía bờ Đông sông Hồng. Sự chuyển mình mạnh mẽ được mở màn khi các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu quyết định phát triển các đại dự án, trong đó, Vingroup là đơn vị tiên phong “đánh thức hừng đông”.

Nhà đầu tư tìm kiếm dự án tiềm năng sinh lời bền vững

Thị trường bất động sản đang tạo đà phát triển với nhiều chính sách siết chặt để chuẩn bị cho những bước chuyển mình toàn diện hơn. Đây là thời điểm các dự án “sạch” về pháp lý, có tiềm năng về thanh khoản và lợi nhuận tiếp tục được tìm kiếm khi vừa bảo toàn vốn, vừa sinh lời bền vững.