Kỹ năng sống

Giới trẻ Việt không dám yêu để tiết kiệm tiền, người Mỹ không dám chia tay để có người chia sẻ phí sinh hoạt

Lý do nhiều bạn trẻ đưa ra cho việc không muốn hẹn hò, kết hôn muộn hoặc không kết hôn có thể kể đến như ảnh hưởng từ những câu chuyện bạo lực gia đình, gia đình đổ vỡ, không tìm được người lý tưởng…

Đặc biệt, với tình hình suy thoái kinh tế như hiện nay thì vấn đề lương thấp, công việc không ổn định cũng trở thành gánh nặng khiến người trẻ không muốn tìm bạn đời.

Chính việc kết hôn muộn hoặc không kết hôn đã tạo nên mức sinh thấp và đẩy nhanh già hóa dân số. Trước những ý kiến xung quanh về vấn đề này, giới trẻ đã đưa ra nhiều góc nhìn khác nhau.

Giới trẻ Việt không dám yêu để tiết kiệm tiền, người Mỹ không dám chia tay để có người chia sẻ phí sinh hoạt- Ảnh 1.

Những gánh nặng về kinh tế đang trở thành sợi dây trói buộc mọi quyết định của người trẻ - Ảnh từ AI

Thu nhập thấp khó tìm bạn đời

Anh Mạnh Hùng (29 tuổi, Hà Nội), hiện đang làm công việc HLV Tennis, Pickleball cho biết, thời điểm trước dịch Covid-19, thu nhập của anh rất tốt và ổn định, bởi bộ môn Tennis thường dành cho các học viên có điều kiện kinh tế nhất định nên học phí khá cao.

Để tạo ra nhiều nguồn thu khác nhau, anh đã bao thầu trọn gói một sân bóng để vừa dạy học viên, vừa cho thuê sân, tổ chức đánh giải và bán đồ ăn, nước uống…

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động ngoài trời đều phải dừng lại nên anh phải bỏ ra rất nhiều tiền để bù lỗ khoản thuê sân hàng tháng. Ngoài ra, anh phải dùng tiền tiết kiệm chi tiêu cho gia đình gồm mẹ và em gái đang đi học. Vậy là có bao nhiêu tiền của đều theo đó mà tiêu tan.

Không có kinh tế ổn định, anh Hùng không dám tìm bạn gái vì sợ sẽ không lo được cho vợ con cuộc sống tốt nhất.

Giới trẻ Việt không dám yêu để tiết kiệm tiền, người Mỹ không dám chia tay để có người chia sẻ phí sinh hoạt- Ảnh 2.

Lương thấp khiến các đấng mày râu không dám tìm người yêu - Ảnh tù AI

Đến hiện tại, rất ít người quay trở lại với bộ môn Tennis và đều chuyển qua chơi Pickleball.

"Số lượng học viên chơi Pickleball của tôi tăng dần lên nên thu nhập cũng bớt eo hẹp. Song, tôi vẫn không dám yêu vì lo sợ bộ môn này sẽ nhanh chóng thoái trào. Trong khi đó, khi hẹn hò, ít nhất một tuần cũng phải đi ăn ngoài hàng 1-2 buổi; ngày lễ tết, sinh nhật phải tặng quà nên sẽ rất tốn kém. Có lẽ, tôi chỉ dám yêu khi nào tự tin nhất về số tiền mà mình đang có", anh Hùng chia sẻ.

Cùng chung cảnh ngộ, anh Lâm (22 tuổi, Thái Bình) liên tục lắc đầu khi được hỏi tại sao không tìm bạn gái?.

"Em mới ra trường, hiện nay đang trong quá trình thử việc tại một công ty công nghệ nên lương chỉ có vài triệu đồng. Mỗi tháng, em phải trả tiền trọ, xăng xe, ăn uống nên lúc nào cũng âm vào lương, phải xin bố mẹ chu cấp thêm mới đủ. Sẽ chẳng có ai yêu người nghèo như em đâu", Lâm nói.

Ai gặp Đào Trang (36 tuổi, hiện đang làm cho một doanh nghiệp ở Hà Nội) cũng bị cuốn hút bởi vẻ ngoài tươi trẻ, xinh đẹp, năng động của cô. Cô gần như có tất cả mọi thứ mà một người trẻ mong muốn: công việc ổn định, thu nhập khá, bề ngoài xinh đẹp, cuộc sống vui vẻ.

Giới trẻ Việt không dám yêu để tiết kiệm tiền, người Mỹ không dám chia tay để có người chia sẻ phí sinh hoạt- Ảnh 3.

Kỳ vọng quá cao về người bạn đời tài giỏi, giàu có cũng là rào cản trong một mối quan hệ lâu dài - Ảnh tù AI

Trước khi bước vào một mối quan hệ nào đó, Trang luôn "cân lên đặt xuống" xem có phù hợp với mình không. Bởi cô không muốn sống chung với một người đàn ông kém cỏi hoặc ít nhất phải kiếm tiền giỏi hơn cô. Và rồi cô cũng trở nên ngại ngần bước vào một mối quan hệ ràng buộc.

"Tôi học được cách tự làm mọi việc mà không cần có một người đàn ông bên cạnh. Tự tạo cho mình niềm vui ở công việc, bạn bè, du lịch, hay những sở thích khác thay vì bắt buộc phải yêu đương, sinh con", chị Trang tâm sự.

Không dám chia tay vì…nghèo

Trái ngược với giới trẻ Việt Nam không dám yêu vì lương thấp, người trẻ Mỹ lại không dám chia tay vì quá nghèo.

Theo NY Post, khảo sát của công ty tài chính Self Financial cho thấy 24% người Mỹ không thể chia tay người yêu hoặc bạn đời bởi lý do tài chính.

Họ bị mắc kẹt trong mối quan hệ tồi tệ bởi không đủ khả năng chi trả cho cuộc sống của người độc thân như tiền thuê nhà, thực phẩm và wifi, điện, nước.

Báo cáo của Self Financial gọi hiện tượng này là "quá nghèo để chia tay" đặc biệt trong bối cảnh lạm phát, nhiều cặp miễn cưỡng ở chung để chia sẻ hóa đơn.

"Họ dần trở thành đối tác tài chính, buộc phải dựa vào nhau hơn là mối quan hệ lãng mạn", Alex Beene, giảng viên tài chính ở Đại học Tennessee (Mỹ), nói. "Sống chung được xem là giải pháp giảm phí sinh hoạt".

Hiện tượng đặc biệt phổ biến ở các thành phố đắt đỏ như New York, nơi dữ liệu từ ứng dụng tài chính Frich cho thấy các đôi sống chung ở Manhattan có thể tiết kiệm hơn 50.000 USD mỗi năm so với việc chia tay.

Giới trẻ Việt không dám yêu để tiết kiệm tiền, người Mỹ không dám chia tay để có người chia sẻ phí sinh hoạt- Ảnh 4.

Người Mỹ không dám ly hôn vì quá nghèo - Ảnh tù AI

"Thuế độc thân" là cách gọi chỉ những chi phí sống cao hơn mà người độc thân phải gánh so với người có đôi, đã tăng 40% chỉ trong ba năm. Với Gen Z, chia tay càng tốn kém.

Theo khảo sát gần đây của Frich, Gen Z phải tốn trung bình 3.862 USD cho một cuộc chia tay, do phải chi cho mua sắm giải khuây, du lịch hồi phục tinh thần và đặc biệt là tiền thuê nhà khi không còn sống chung.

Một đêm tiệc độc thân tiêu thường tốn khoảng 92 USD, trong khi 1 trong 5 người Gen Z thừa nhận đã chi gần 2.000 USD cho một kỳ nghỉ sau chia tay.

Do đó, các chuyên gia cho rằng không bất ngờ khi 18% Gen Z chọn tiếp tục mối quan hệ không hạnh phúc và gần 40% sẵn sàng dọn về sống chung với người yêu sớm chỉ để tiết kiệm tiền thuê nhà.

Khảo sát của Self Financial cho thấy 86% người Mỹ từng cãi nhau với người yêu vì tiền và 41% cho biết tài chính là một phần nguyên nhân dẫn đến chia tay.

Tuy nhiên, việc trì hoãn chia tay có thể khiến vấn đề tệ hơn. "Càng kéo dài, rủi ro tài chính càng lớn vì hai người ngày càng ràng buộc về kinh tế", Beene nói. "Tình yêu có thể miễn phí nhưng chia tay chắc chắn không rẻ".

Theo nhà phân tích tài chính Patrick Baranowsky, trước kia những lo ngại về tài chính khi ly hôn chủ yếu tập trung ở những người có thu nhập thấp, nhưng nay đã lan sang cả những gia đình trung lưu hoặc thu nhập cao. "Sau nhiều năm lạm phát thấp và thịnh vượng, ngay cả tầng lớp trung lưu, thượng lưu cũng nhận thấy mình đang gặp khó khăn về tài chính", ông nói.

Dù người khác có thể phán xét những người gắn bó với hôn nhân vì lý do tiền bạc, cuối cùng đó lại là một lựa chọn cá nhân hợp lý, Jackie Pilossoph, người sáng lập tổ chức Divorced Girl Smiling, nhận xét.

"Nhiều người chỉ là không muốn quay trở lại làm việc nên họ cân nhắc các lựa chọn của mình", Pilossoph nói. "Chịu đựng không hạnh phúc, ly thân với chồng hay ly hôn, chịu áp lực tài chính và quay trở lại làm việc mới tốt hơn? Không ai nên phán xét quyết định của người khác. Đó là một quyết định rất cá nhân".

Điều đáng buồn là nếu mọi người tự do tài chính hơn, sẽ có nhiều cuộc ly hôn hơn, ông kết luận.

Lối thoát nào cho giới trẻ

Theo dự báo của Cục Dân số, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có dân số già, tức người 60 tuổi trở lên chiếm 20%.

Giới trẻ Việt không dám yêu để tiết kiệm tiền, người Mỹ không dám chia tay để có người chia sẻ phí sinh hoạt- Ảnh 5.

Dân số sẽ già hóa nếu người trẻ không chịu kết hôn và sinh con - Ảnh tù AI

Trong thời đại hội nhập và công nghệ số phát triển như hiện nay, các thông tin, xu hướng văn hóa trên thế giới được cập nhật rất nhanh chóng. Ngày càng nhiều người trẻ châu Á kết hôn muộn, thậm chí không lập gia đình và sinh con.

Ở các đất nước phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, gánh nặng kinh tế, việc làm, mất niềm tin vào hôn nhân hay muốn theo đuổi sự nghiệp càng là một trong nhiều lý do khiến hình thành văn hóa kết hôn muộn, thậm chí là độc thân. Từ đó, kéo theo tình hình thiếu hụt lực lượng lao động trầm trọng.

Tại Việt Nam, đặc biệt là thế hệ Z (những người sinh năm 1997-2012), quan niệm về hôn nhân có sự khác biệt và cởi mở hơn. Trong vòng 15 năm, tỷ lệ người chọn không kết hôn đã tăng gần gấp đôi.

Nhằm đề xuất các giải pháp can thiệp ứng phó với mức sinh thấp, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM, có đề xuất giảm giờ làm việc của người lao động xuống 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần để có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng tư.

Đây là một trong 11 kiến nghị được Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân nêu tại hội thảo Góp ý, hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 6/8.

Các tin khác

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Từ 15 giờ hôm nay 15.5, giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại. Giá xăng tăng 403 - 415 đồng/lít, giá dầu tăng 285 - 627 đồng/lít/kg.

Giá vàng quay đầu giảm

Sáng nay (15/5), giá vàng trong nước lại quay đầu giảm. Theo đó, giá vàng miếng SJC về mốc 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giá thấp nhất còn quanh mốc 114 triệu đồng/lượng.

Choáng ngợp trước viễn cảnh tương lai của khu tập thể cũ nát ở Hà Nội: "Biến hình" thành cao ốc 55 tầng, tái định cư tại chỗ cho toàn bộ 8.300 cư dân

Mục tiêu của việc lập quy hoạch cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân là xây dựng lại theo hướng tăng tầng cao công trình và hệ số sử dụng đất, giảm mật độ xây dựng để dành không gian trống, không gian xanh cho hoạt động công cộng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Sau cú giảm mạnh, đồng USD hiện ra sao?

Sau khi giảm mạnh vì số liệu lạm phát thấp hơn kỳ vọng, đồng USD đã tạm thời ổn định trở lại trong phiên giao dịch ngày thứ Tư. Tình hình trở nên khả quan hơn nhờ những tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn như Trung Quốc và Anh, trong khi thị trường tiếp tục kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm cắt giảm lãi suất.

Thủ tướng yêu cầu lập tổ công tác đặc biệt truy quét buôn lậu, hàng giả từ 15/5 - 15/6

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt để triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ trong thời gian từ ngày 15/5 - 15/6.

"Việt Nam mới làm chỉ các cấu phần đường sắt 100 km/h trở lại, với hệ thống 300 km/h, câu chuyện sẽ hoàn toàn khác"

Đây là chia sẻ thực tế của ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam. Theo ông, đường sắt cao tốc Bắc - Nam là một dự án chưa từng có trong lịch sử xây dựng Việt Nam – một bước ngoặt không chỉ với ngành đường sắt mà còn với toàn bộ lĩnh vực xây dựng hạ tầng.