Khởi nghiệp

30 tuổi bị sa thải khỏi chính công ty mình sáng lập, Steve Jobs đã vượt qua cú sốc này và vực dậy Apple như thế nào?

Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại thành phố San Francisco, tiểu bang California, Mỹ. Ông được biết đến là một doanh nhân đại tài, cũng như nhà sáng chế người Mỹ.

Cùng với Steve Wozniak, Jobs đã sáng lập thương hiệu Apple năm 1976 - cũng là lúc ông mới ngoài 20 tuổi. Gần 10 năm sau, Apple phát triển thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với hơn 4.000 nhân viên. Cả Steve Jobs và Steve Wozniak sau đó đều trở thành triệu phú.

Nhiều người ngưỡng mộ Steve Jobs vì sự nghiệp thành công vang dội, nhưng ít ai biết rằng, ông từng phải chịu nỗi nhục nhã, suy sụp khi bị sa thải bởi chính công ty mình từng sáng lập và điều hành.

Đó là biến cố xảy ra với Steve Jobs năm ông 30 tuổi.

Khoảng tháng 3/1985, mối quan hệ giữa Jobs và Sculley trở nên cực kỳ căng thẳng. Doanh số của Mac không được tốt và Jobs muốn giảm giá, đồng thời đầu tư quảng bá sản phẩm và giảm tập trung vào Apple II.

Thế nhưng, Sculley không đồng ý. Ông cho rằng Mac đơn giản là chưa sẵn sàng và Apple cần đẩy mạnh Apple II hơn. Sculley gọi Steve Jobs là lừa đảo và đến gặp Ban giám đốc về vấn đề này.

Khi đó, Phó chủ tịch Ban giám đốc là Mike Markkula đã nói chuyện với những người chủ chốt tại công ty để xem Jobs hay Sculley là người đúng. Sau 10 ngày, Markkula báo cáo với Ban giám đốc là hầu hết mọi người đều nói rằng Sculley là người đúng, Mac chưa sẵn sàng và Jobs bị yêu cầu xuống khỏi vị trí trưởng nhóm MacIntosh.

Kết quả là Steve Jobs đã phải rời bỏ Apple.

"Tôi có thể nói gì được? Tôi đã chiêu mộ nhầm người rồi", Jobs trả lời phỏng vấn BBC vào năm 1996.

Việc bị sa thải khỏi Apple đã trở thành cú sốc lớn với Steve Jobs tại thời điểm đó. Ông tức giận đến mức đã ném vỡ bức ảnh chụp chung của mình với Sculley.

"Ở tuổi 30, tôi đã bị sa thải một cách rất rõ ràng. Những điều mà tôi theo đuổi trong suốt cuộc đời đã biến mất, chúng đã bị phá hủy", Steve Jobs nhấn mạnh.

Trong một vài tháng đầu tiên, Jobs gần như rơi vào trạng thái vô định. Thậm chí, có thời điểm vị CEO đại tài còn nghĩ tới việc bỏ cuộc, để dấn thân vào còn đường chính trị, hoặc trở thành một phi hành gia.

Ông nói: "Tôi cảm giác mình đã làm cho thế hệ đi trước thất vọng và tôi đã đánh rơi lá cờ khi nó được chuyển đến tay tôi".

Steve Jobs từng khẳng định mùa hè năm 1985 là giai đoạn "khủng hoảng tuổi trung niên" đối với ông. Jobs đã mất nhiều thời gian, cố gắng nỗ lực để vượt qua thời kỳ khó khăn ấy.

"Có một cái gì đó bắt đầu sáng lên trong tôi. Tôi vẫn rất yêu quý những gì tôi đã tạo ra. Sự việc xảy ra ở Apple có thay đổi tình yêu đó một chút, nhưng trong tôi, tình yêu ấy vẫn còn. Chính vì vậy, tôi đã quyết định bắt đầu lại", Jobs bộc bạch.

Không phủ nhận, việc bị sa thải khỏi Apple là điều không hề dễ dàng với Steve Jobs, nhưng chính ông sau này khi nhìn lại, thì nhận thấy đây là một trong những điều may mắn nhất trong cuộc đời mình.

Rời khỏi Appe, Steve Jobs bán toàn bộ cổ phiếu của hãng (chỉ giữ lại 1 cổ phiếu duy nhất) với giá 11 triệu USD. Số tiền đó sau này giúp ông thành lập công ty máy tính NeXT vào năm 1989, cứu sống 1 studio film hoạt hình sắp phá sản, biến nó thành huyền thoại của thế giới hoạt hình - Pixar Animation Studios.

Đến năm 1996, Apple trả hơn 400 triệu đô la Mỹ để mua lại công ty máy tính NeXT. Steve Jobs trở về với công ty do chính mình sáng lập, ngay lập tức thay thế Giám đốc điều hành Apple lúc đó.

Ông nhanh chóng giải quyết tình trạng doanh thu thấp của Apple bằng cách hủy bỏ những dự án nhỏ và chuyển hướng sang tập trung vào thị trường tiêu dùng mới của công nghiệp điện tử. Steve Jobs cũng là một trong những nhân vật mang lại sự thay đổi tích cực cho Apple trên các dòng iPhone, iPad, iPod ngày nay.

Còn với Sculley, ông cũng không ít lần lên tiếng thừa nhận việc sa thải Steve Jobs năm 1985 là một sai lầm.

"Để người sáng lập phải rời công ty là một sai lầm và tôi là một phần của sai lầm đó. Tuy nhiên, Steve của năm 1985 không phải là Steve của năm 1997. Khi quay trở lại, ông trở thành một thuyền trưởng trong khi vào những năm 80, ông ta vẫn còn là một vị lãnh đạo trẻ đang học việc", cựu CEO Apple từng phát biểu trong một cuộc phỏng vấn.

Các tin khác

Emart dưới tay chủ mới Thaco: Sắp có thêm 2 đại siêu thị tại Sala và Phan Huy Ích trong năm 2022, sẽ nhanh chóng nhân rộng sang các tỉnh và Hà Nội

Trong khi trước đó, dưới trướng chủ đầu tư Hàn Quốc, dù hoạt động ổn định song bị vướng mắc và chưa thể mở thêm được siêu thị thứ hai như kế hoạch. Đến tháng 5/2021 (giữa tâm dịch Covid-19 bùng phát), Tập đoàn Emart (Hàn Quốc) quyết định bán 100% cổ phần của Công ty Emart Việt Nam cho Ô tô Trường Hải (Thaco). Emart cho biết quyết định bán hoạt động kinh doanh cửa hàng bán lẻ của mình tại Việt Nam sau nhiều lần gặp trở ngại trong việc mở rộng hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á.

Một doanh nghiệp cà phê tố ca sĩ Tăng Nhật Tuệ ‘thiếu văn hóa’, nam ca sĩ nhắn nhủ doanh nghiệp nên ‘chơi đẹp’: Chuyện gì xảy ra?

Một doanh nghiệp cà phê vừa có thư phản ánh về hành vi ứng xử "thiếu văn hóa" của ca sĩ Tăng Nhật Tuệ, cho rằng anh đã đăng tải nội dung sai trái, mang tính bôi nhọ, thậm chí gửi tin nhắn hù dọa nhân viên họ. Tăng Nhật Tuệ cũng đã có động thái đáp trả. Xích mích giữa hai bên liên quan đến khoản tiền 55 triệu đồng mà phía nam ca sĩ cho rằng doanh nghiệp kia chưa thanh toán…

Bất thường dự án 'biến' sân golf thành khu đô thị ở Bình Thuận

Bộ Công an vừa khởi tố, bắt giam 5 nguyên cán bộ, lãnh đạo và cán bộ đương nhiệm tỉnh Bình Thuận vì có sai phạm liên quan Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2. Ngoài dự án này, Bộ Công an còn đang thụ lý điều tra 8 dự án có dấu hiệu vi phạm tại các dự án bất động sản sở hữu vị trí đắc địa nằm trên địa bàn TP. Phan Thiết, trong đó có dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

Đẩy mạnh đầu tư công đầu năm Nhâm Dần

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành địa phương tập trung các giải pháp, nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 ngay từ những tháng đầu năm.

Rầm rộ tách thửa, phân lô để bán nền kiếm lời

Tại các huyện ven trung tâm Hà Nội, nhiều mảnh đất được tách thửa thành các lô có diện tích nhỏ để bán, điều này tiềm ẩn rủi ro về việc phá vỡ quy hoạch, hệ lụy quản lý đất đai và cũng là nguồn cơn dẫn tới đẩy giá, tạo sốt đất ảo.