Kinh doanh

EVN đề xuất khung giá phát điện 2025: Thủy điện tích năng cao nhất

Tóm tắt:
  • Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề nghị phê duyệt khung giá phát điện năm 2025.
  • Khung giá thủy điện tích năng cao nhất là 3.357,85 đồng/kWh dựa trên tổng đầu tư 20.387,46 tỷ đồng.
  • Khung giá cho thủy điện là 1.110 đồng/kWh, điện than nhập khẩu là 1.705,68 đồng/kWh.
  • Giá điện mặt trời và gió được xác định khác nhau theo từng miền, với mức cao nhất 1.685,8 đồng/kWh cho điện mặt trời nổi miền Bắc.
  • EVN kiến nghị quy định khung giá cho nhà máy điện chất thải rắn/sinh khối và xây dựng quy định cho nguồn đầu tư BOT.

Theo đề nghị của EVN, khung giá phát điện của nhà máy thủy điện tích năng trong năm 2025 là cao nhất với 3.357,85 đồng/kWh.

Đây là tính toán của Công ty Mua bán điện (EPTC) trên cơ sở giá trị tổng mức đầu tư của Nhà máy Thủy điện tích năng Bắc Ái. Theo đó, tổng mức đầu tư tính khung là 20.387,46 tỷ đồng và khung giá sẽ là 3.357,85 đồng/kWh.

Khung giá phát điện cho các loại hình nguồn điện khác được EVN đưa ra bao gồm nguồn thủy điện, nhiệt điện than và nhiệt điện khí, các nguồn điện năng lượng tái tạo và điện nhập khẩu.

Cụ thể, đối với thủy điện, khung giá được đề xuất là 1.110 đồng/kWh, dựa trên quy định về phương pháp xác định mức giá tối đa của khung giá phát điện loại hình nhà máy thủy điện của cả ba miền.

EVN đề xuất khung giá phát điện mới năm 2025. (Ảnh minh họa).

EVN đề xuất khung giá phát điện mới năm 2025. (Ảnh minh họa).

Đối với nhà máy điện sử dụng than nhập khẩu, khung giá phát điện được EVN xác định là 1.705,68 đồng/kWh. Mức này dựa trên thông số đầu vào của nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, là nhà máy nhiệt điện than duy nhất sử dụng than nhập khẩu do EVN làm chủ đầu tư.

Với nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp sử dụng khí tự nhiên, mức giá được xác định từ mức 3.077,79 - 3.069,38 đồng/kWh. Thông số đầu vào được tính toán dựa trên hồ sơ đàm phán hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện Ô Môn 2 và Ô Môn 4 sử dụng khí Lô B.

Với các nhà máy nhiệt điện tua bin khí sử dụng LNG, hiện không có nhà máy điện mới sử dụng LNG được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong vòng 48 tháng để tính toán. Vì vậy, EVN sử dụng thông số từ nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, đã xây dựng khung giá và có hợp đồng mua bán điện với EVN. Giá loại hình này được xác định là 3.327,42 đồng/kWh.

Đối với các nguồn năng lượng tái tạo, khung giá phát điện được xác định dựa trên các loại hình nhà máy điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối, chất thải rắn, điện tích năng. 

Cụ thể, đối với điện mặt trời mặt đất đối với miền Bắc có giá là 1.382,7 đồng/kWh; miền Trung là 1.107,1 đồng/kWh; miền Nam là 1.012 đồng/kWh; nhà máy điện mặt trời nổi có giá tại miền Bắc 1.685,8 đồng/kWh, miền Trung là 1.336,1 đồng/kWh, miền Nam là 1.228,1 đồng/kWh.

EVN đề nghị cần làm rõ ranh giới giữa các miền, cách áp dụng đối với các dự án vùng giáp ranh.

Với nhà máy điện gió, EVN đề nghị Bộ Công Thương xem xét kết quả tính toán của đơn vị tư vấn và của Công ty Mua bán điện (EPTC) để đảm bảo tính khách quan. Theo đó nhà máy điện gió đất liền có giá là 1.643,89 đồng/kWh và nhà máy điện gió gần bờ là 1.913,67 đồng/kWh.

Ngoài ra, EVN kiến nghị Bộ Công Thương quy định về việc áp dụng chỉ 1 khung giá cho nhà máy điện chất thải rắn/sinh khối, không phân chia loại hình như hiện nay và thấp hơn giá FIT của loại hình dự án chất thải rắn đốt trực tiếp/sinh khối không phải dự án đồng phát nhiệt điện khi áp dụng tỷ giá là 25.000 VND/USD.

Theo EVN, hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc tính toán xác định khung giá phát điện đối với các loại hình nguồn điện được đầu tư theo mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT). Vì vậy, EVN kiến nghị Bộ Công Thương sớm ban hành quy định trong việc xác định khung giá phát điện cho loại hình nguồn này, làm cơ sở để EVN có thể tiếp tục triển khai đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện với các nhà đầu tư.

Đối với nhà máy điện mặt trời kết hợp hệ thống pin lưu trữ, EVN đang tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn để thu thập thêm số liệu tham khảo và nghiên cứu bổ sung và sẽ được EVN báo cáo Bộ Công Thương trong thời gian tới.

Các tin khác

Giá vàng nhẫn tăng cao chưa từng có

10h30 sáng nay (28/3), Công ty CP Vàng bạc Bảo Tín Minh Hải niêm yết 98,7 - 100,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng mua vào và 900.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là kỷ lục mới của giá vàng nhẫn.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh

Sáng nay (28/3), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh và cao nhất lên tới 99,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn thấp hơn vàng nhẫn 1 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.