Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 22/6: Cá nhân trong nước xả ròng trên 970 tỷ đồng phiên VN-Index giảm gần 8 điểm

Với quán tính giảm từ phiên trước, thị trường mở cửa trong trạng thái thận trọng và chìm sâu trong sắc đỏ. Tuy nhiên, thị trường đã nhanh chóng hồi phục và trở lại sắc xanh sau khi VN-Index lùi về mức 1.163 điểm. Khoảng thời gian giữ sắc xanh không được kéo dài do nhìn chung dòng tiền vẫn còn e ngại và có diễn biến giằng co mạnh dưới vùng tham chiếu trong phiên chiều.

Kết phiên, VN-Index giảm 7,93 điểm, tương đương 0,67% và đóng cửa tại 1.172,47 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên trước với 607,7 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Mặc dù cũng dao động mạnh nhưng nhóm VN30 có diễn biến tốt hơn thị trường chung và chỉ giảm 0,08% khi kết phiên. Trong nhóm có 14 mã tăng giá và 12 mã giảm giá. Nổi trội nhất là VNM với diễn biến tích cực bất chấp thị trường chung và tăng 6,8%, tiếp đến là BID (+2,7%), TPB (+2,4%), BVH (+2,2%), VCB (+2,2%)… Ở chiều ngược lại, POW tiếp tục giảm sàn, tiếp đến là SSI (-4,7%), GAS (-4,2%), HPG (-3,7%), FPT (-3,2%)...

Với dao động mạnh của thị trường và vẫn còn thiên về hướng tiêu cực nên số cổ phiếu giảm giá vẫn áp đảo trên thị trường. Chỉ có một số cổ phiếu có diễn biến tích cực và giúp thị trường kìm hãm đà giảm, điển hình như VNM, VCB, BID, CTG, SAB…

Với áp lực bán dâng cao, nhiều nhóm ngành tiếp tục chìm trong sắc đỏ, chỉ có số ít nhóm có diễn biến nổi trội như đồ uống, bảo hiểm, ngân hàng. Cổ phiếu chứng khoán mặc dù có phân hóa nhưng cũng đã có phiên hồi phục sau nhiều phiên chìm trong sắc đỏ.

 

  Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

 

Tự doanh mua ròng hơn 410 tỷ đồng, tâm điểm nhóm ngân hàng, BĐS

Trong phiên giao dịch vừa qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp với giá trị vào ròng đạt 412,1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 361,5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 14/18 ngành với hai nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm MWG, HPG, VIC, FPT, VHC, HSG, VHM, VNM, VPB, STB.

Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu ngành hóa chất. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm FUEVFVND, DPM, SSI, DCM, TRA, LPB, FUESSVFL, BWE, E1VFVN30, PVT.

 

Top5 mã khối tự doanh mua/bán ròng phiên 21/6. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

 

Tổ chức nội trở lại mua ròng gần 180 tỷ đồng

Giao dịch cùng chiều tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 178,4 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 178,5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 5/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm xây dựng & vật liệu. Top bán ròng có DIG, VGC, SSB, HPG, DPM, MIG, REE, PC1, ITA, MBB.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng có GVR, MWG, FPT, GEX, VIC, MSN, VJC, PVT, VCI, BID.

NĐT cá nhân là bên bán ròng duy nhất phiên VN-Index tiếp tục chìm trong sắc đỏ

Trong phiên thị trường quốc tế phục hồi nhưng VN-Index vẫn chìm trong sắc đỏ, NĐT cá nhân là bên bán ròng duy nhất. Cụ thể, họ xả ròng 973,1 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 931,5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 3/18 ngành, trong đó họ tập trung gom cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã: HPG, VND, DPM, DCM, KDC, DIG, SSB, VCI, ITA, FUESSVFL.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 15/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu là nhóm ngân hàng, bất động sản. Top bán ròng có VNM, REE, GAS, CTG, DXG, FPT, TPB, HSG, STB.

 

 Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 21/6. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

 

Khối ngoại mua ròng hơn 380 tỷ đồng, chưa ngừng xả nhóm thép

Về phía NĐT nước ngoài, họ quay đầu mua ròng 383 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 391,6 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Mua ròng khớp lệnh chính của khối ngoại là nhóm bất động sản, thực phẩm & đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VNM, REE, GAS, FUEVFVND, CTG, NLG, DXG, VGC, TPB, PVT.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại chưa ngừng rút vốn khỏi nhóm bán lẻ. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, VND, MWG, DCM, VCI, DPM, MSN, VRE, VCB.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Vì sao ông Nguyễn Đức Chung được đề nghị giảm án?

Đại diện Viện KSND Cấp cao đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng đồng phạm sau khi ghi nhận các bị cáo đã đồng ý hoặc tác động người thân nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án.

Tàu Hải quân Ấn Độ thăm TP Hồ Chí Minh

Hai tàu Hải quân Ấn Độ, INS SAHYADRI và INS KADMATT dưới sự lãnh đạo của Thống soái Chỉ huy Hạm đội phía Đông, Chuẩn Đô đốc Sanjay Bhalla, huân chương NM sẽ đến Bến cảng Nhà Rồng thăm TP Hồ Chí Minh từ ngày 24 đến ngày 26/6/2022. Chuyến thăm tàu lần này rất đặc biệt vì trùng với lễ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam.

EVS: Giá thép hạ nhiệt giúp CPI tăng chậm hơn so với lo ngại chung

EVS nhận định lạm phát được kiểm soát tốt hơn kỳ vọng, CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 2,25% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 1,29% của bình quân 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của bình quân 5 tháng đầu năm giai đoạn 2017-2020.

Kinh doanh phố cổ Hà Nội "hồi sinh"

Tại khu phố cổ Hà Nội, khi bóng dáng du khách xuất hiện trở lại đồng nghĩa với việc nguồn doanh thu từ các ngành kinh doanh dịch vụ cũng trở về.

VNDirect ước doanh thu Bách Hóa Xanh có thể tăng 30% lên 1,39 tỷ đồng/cửa hàng/tháng trong nửa cuối năm, mở rộng chuỗi nhà thuốc lên hơn 800

Theo một báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán VNDirect, nhóm chuyên gia phân tích nhận định CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) có thể đạt lợi nhuận ròng hơn 6.000 tỷ vào cuối năm nay khi mảng điện tử tiêu dùng vẫn nắm vững thị phần, triển vọng khả quan của Bách Hóa Xanh vào nửa cuối năm và An Khang khi mở rộng quy mô bán lẻ dược phẩm.