Khởi nghiệp

Thay vì sợ DN ngoại, một startup Việt vừa thâu tóm thành công đối thủ suốt 10 năm của mình, bành trướng thế lực trên thị trường toàn cầu

Mới đây, JoomlArt của CEO Hùng Đinh đã mua lại đối thủ suốt 10 năm nay - Gavick's Joomla & Wordpress Template, với mức giá chưa được tiết lộ.

Chỉ biết rằng, thương vụ nói trên sẽ chính thức được hoàn tất thủ tục ngày 19/10 năm nay - nghĩa là khoảng 2 tuần nữa.

Phía JoomlArt cho biết, việc mua lại Gavick không chỉ giúp mở rộng danh mục đầu tư của startup Việt này, mà còn mang tới cho các thành viên thêm nhiều mẫu thiết kế giao diện web trong tương lai.

Đây được xem là một sự kiện hiếm hoi khi một startup Việt Nam mua lại một công ty nước ngoài - mà theo bình luận của nhiều chuyên gia trong ngành là "điều khác bình thường".

Bởi lẽ, chúng ta thường chỉ thấy các startup Việt bị mua lại bởi các công ty nước ngoài, chứ hầu như chưa có các trường hợp ngược lại. Và JoomlArt của CEO Hùng Đinh chính là minh chứng cho thấy người Việt dám nghĩ dám làm.

"Điều thần kì đã xảy ra, JoomlArt - đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thiết kế giao diện web mẫu bằng mã nguồn mở Joomla đã thuyết phục thành công đối tác trong việc mua lại, nhằm cung cấp cho các thành viên của chúng tôi thêm nhiều tiện ích mới", phía JoomlArt bình luận.

Mà theo mô tả của JoomlArt, đây là một chặng đường dài, hấp dẫn, và đầy những kỷ niệm tuyệt vời.


Hùng Đinh (bên phải) - Nhà sáng lập JoomlArt và DesignBold

Hùng Đinh (bên phải) - Nhà sáng lập JoomlArt và DesignBold

Về startup Việt JoomlArt, quay trở lại thời điểm năm 2006, Hùng Đinh bỏ công việc tại một công ty dầu khí lớn với mức lương gần 5.000 USD/tháng và thành lập Công ty Giải pháp J.O.O.M (Joom Solutions).

Công ty này hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm, các giải pháp cho doanh nghiệp, các giải pháp thương mại điện tử và phát triển mã nguồn mở. Khi đó startup còn là khái niệm quá xa lạ tại Việt Nam, và lẽ dĩ nhiên, quyết định của anh bị nhiều người cho là "gàn".

Thế nhưng, CEO Hùng Đinh đã chứng minh cho tất cả mọi người thấy quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn. Joom Solutions nhanh chóng trở thành một trong những công ty hàng đầu về thiết kế & phát triển các ứng dụng web và thương mại điện tử.


Joom Solutions có 2 cổng hoạt động chính là JoomlArt và Joomlancers

Joom Solutions có 2 cổng hoạt động chính là JoomlArt và Joomlancers

Joom Solutions có 2 cổng hoạt động chính là JoomlArt và Joomlancers. JoomlArt là cái tên quá quen thuộc với cộng đồng mã nguồn mở trên toàn thế giới, thậm chí, hiện nay nó vẫn phát triển rất lớn mạnh.

Với mức giá chào sàn 50 USD trở lên, hệ thống của Joom Solutions đang tạo ra cơ hội cho hàng chục nghìn thành viên tự do có thể bid (đấu thầu) để giành được công việc thông qua chiếc máy tính có kết nối mạng. Không ít thành viên chỉ cần ngồi nhà cũng có thể kiếm được công việc lên tới một vài nghìn USD mỗi tháng.

Với JoomlArt, Hùng Đinh ưu tiên xây dựng nền tảng thiết kế giao diện web mẫu, xây dựng các web cộng đồng, ứng dụng web mở rộng và các giải pháp tự động hóa triển khai CMS.

Đây là một trong những dịch vụ đầu tiên cung cấp các sản phẩm thiết kế và ứng dụng web cao cấp trên nền tảng phần mềm quản trị nội dung mã nguồn mở phổ biến là Joomla (Joomla là một mã nguồn mở rất phổ biến, được tách ra từ Mambo).


Văn phòng làm việc của đội ngũ JoomlArt

Văn phòng làm việc của đội ngũ JoomlArt

Tới năm 2009, Joom Solutions bắt đầu cung cấp thêm các sản phẩm Magento và Drupal, tiếp tục khẳng định đẳng cấp JoomlArt trong cộng đồng mã nguồn mở.

Joom Solutions nhận được tới 1,5 triệu lượt truy cập hàng tháng và xếp hạng 9/10 trên danh sách của Google.

CEO Hùng Đinh từng chia sẻ: "Ngay từ khi thành lập công ty, tôi đã nghĩ đến việc phải kiếm được khách nước ngoài và hướng đến thị trường bên ngoài chứ không chỉ ở Việt Nam".

Sau 10 năm xây dựng và phát triển Joom Solutions, đặc biệt là JoomlArt, CEO Hùng Đinh đã thu về được rất nhiều kinh nghiệm khó có thể mua được bằng tiền. Những kinh nghiệm về xác định đối tượng khách hàng, nhu cầu thị trường, đặt giá sản phẩm,... tất cả làm nên một JoomlArt thành công như ngày hôm nay.

Các tin khác

Emart dưới tay chủ mới Thaco: Sắp có thêm 2 đại siêu thị tại Sala và Phan Huy Ích trong năm 2022, sẽ nhanh chóng nhân rộng sang các tỉnh và Hà Nội

Trong khi trước đó, dưới trướng chủ đầu tư Hàn Quốc, dù hoạt động ổn định song bị vướng mắc và chưa thể mở thêm được siêu thị thứ hai như kế hoạch. Đến tháng 5/2021 (giữa tâm dịch Covid-19 bùng phát), Tập đoàn Emart (Hàn Quốc) quyết định bán 100% cổ phần của Công ty Emart Việt Nam cho Ô tô Trường Hải (Thaco). Emart cho biết quyết định bán hoạt động kinh doanh cửa hàng bán lẻ của mình tại Việt Nam sau nhiều lần gặp trở ngại trong việc mở rộng hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á.

Một doanh nghiệp cà phê tố ca sĩ Tăng Nhật Tuệ ‘thiếu văn hóa’, nam ca sĩ nhắn nhủ doanh nghiệp nên ‘chơi đẹp’: Chuyện gì xảy ra?

Một doanh nghiệp cà phê vừa có thư phản ánh về hành vi ứng xử "thiếu văn hóa" của ca sĩ Tăng Nhật Tuệ, cho rằng anh đã đăng tải nội dung sai trái, mang tính bôi nhọ, thậm chí gửi tin nhắn hù dọa nhân viên họ. Tăng Nhật Tuệ cũng đã có động thái đáp trả. Xích mích giữa hai bên liên quan đến khoản tiền 55 triệu đồng mà phía nam ca sĩ cho rằng doanh nghiệp kia chưa thanh toán…

Bất thường dự án 'biến' sân golf thành khu đô thị ở Bình Thuận

Bộ Công an vừa khởi tố, bắt giam 5 nguyên cán bộ, lãnh đạo và cán bộ đương nhiệm tỉnh Bình Thuận vì có sai phạm liên quan Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2. Ngoài dự án này, Bộ Công an còn đang thụ lý điều tra 8 dự án có dấu hiệu vi phạm tại các dự án bất động sản sở hữu vị trí đắc địa nằm trên địa bàn TP. Phan Thiết, trong đó có dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

Đẩy mạnh đầu tư công đầu năm Nhâm Dần

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành địa phương tập trung các giải pháp, nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 ngay từ những tháng đầu năm.

Rầm rộ tách thửa, phân lô để bán nền kiếm lời

Tại các huyện ven trung tâm Hà Nội, nhiều mảnh đất được tách thửa thành các lô có diện tích nhỏ để bán, điều này tiềm ẩn rủi ro về việc phá vỡ quy hoạch, hệ lụy quản lý đất đai và cũng là nguồn cơn dẫn tới đẩy giá, tạo sốt đất ảo.