Chứng khoán

Đô Thị Nam Hà Nội (NHA) đặt kế hoạch lợi nhuận 2022 cao gấp 19 lần cùng kỳ

Mới đây, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (mã chứng khoán: NHA ) đã công bố báo cáo thường niên năm 2021. Theo đó trong năm 2021, doanh thu thuần của NHA đạt hơn 122 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ. Chi phí giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh chỉ còn 2,4 tỷ đồng.

So với kế hoạch đã đề ra, Đô thị Nam Hà Nội chỉ hoàn thành 47% kế hoạch doanh thu và vỏn vẹn 5% kế hoạch lợi nhuận.

Theo giải trình, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội kéo dài hai năm qua đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình trên địa bàn xã Duy Tiên. Tình hình hoạt động của công ty có xu hướng sụt giảm. Việc này dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức, tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu và tỷ lệ ROE năm 2020 và năm 2021 giảm nhiều so với năm 2019.

Công ty cũng trình bày kế hoạch đề ra trong năm 2022 với doanh thu 260 tỷ đồng, tương ứng tăng 112% so với thực hiện năm ngoái. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 46 tỷ đồng, gấp hơn 19 lần cùng kỳ. Tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến ở mức 10%.

Đô Thị Nam Hà Nội (NHA) đặt kế hoạch lợi nhuận 2022 cao gấp 19 lần cùng kỳ - Ảnh 1.

Trên thị trường, cổ phiếu NHA sau đà tăng mạnh theo sóng cổ phiếu bất động sản hồi cuối năm 2021 - đầu năm 2022, hiện đang giao dịch quanh vùng đỉnh lịch sử. Chốt phiên 15/3, thị giá NHA đạt 63.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 19% kể từ đầu năm 2022 đến nay và tăng gấp đôi kể từ thời điểm đầu quý 4/2021.

Đô Thị Nam Hà Nội (NHA) đặt kế hoạch lợi nhuận 2022 cao gấp 19 lần cùng kỳ - Ảnh 2.

Thông tin liên quan, ngày 22/3 tới đây, NHA sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Dự kiến đại hội sẽ được tổ chức trong tháng 4/2022.

Trước đó trong tháng 1/2022, NHA đã tiến hành chào bán hơn 14 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện là 2:1, tương ứng cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới.

Giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền huy động được từ đợt chào bán là 140,6 tỷ đồng, vốn điều lệ Công ty sẽ tăng từ mức 281 tỷ đồng lên gần 422 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán này được dùng để đầu tư các dự án của công ty.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Hết thời "thiêu thân" đấu giá đất

Năm 2021, thị trường bất động sản đã sốt từ các cuộc đấu giá đất trả giá quá cao. Bước sang năm nay, tình hình đấu giá tại một số địa phương đã có dấu hiệu hạ nhiệt.

The Marq tung ngàn gói ưu đãi hấp dẫn đầu năm Nhâm Dần

Bất chấp đại dịch Covid-19 với hạn chế di chuyển cũng như các tương tác trực tiếp vốn là những yếu tố quan trọng đối với mọi giao dịch thương mại, nhưng bất động sản có lẽ là một trong số ít lĩnh vực hiếm hoi giữ được sức hút của mình đối với cả người mua nhà lẫn giới đầu tư.

Văn Phú – Invest: Khởi sự bằng chữ tâm, thành công nhờ chữ tín

Sự hiện diện của hàng chục công trình, dự án trên dải đất hình chữ S là lời khẳng định cho cam kết giữ trọn chữ tâm, vẹn tròn chữ tín của chủ đầu tư Văn Phú - Invest kể từ thời điểm đặt viên gạch đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư bất động sản.

Phát triển sản phẩm mới - Sáng tạo vượt khó khăn

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - đơn vị quản lý và vận hành NMLD Dung Quất) đã tiên phong trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển các sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao.

Thị trường bất động sản nghẽn vì vướng mắc về pháp lý

Các chuyên gia cho rằng, hành lang pháp lý liên quan đến lĩnh vực bất động sản vẫn còn nhiều vướng mắc. Đó là lý do khiến cho ngành có giá trị vốn hoá lớn chưa phát huy hết tiềm lực sẵn có, xảy ra một số tranh chấp phát sinh của các chủ thể tham gia thị trường.

Phản ứng đối lập của các hãng vận chuyển khi giá xăng lên mốc 30 ngàn: Grab, Be, GoJek tăng giá cước, một mình Tiki giảm tới 40%

Với việc giá xăng tăng liên tục trong vài tháng gần đây – đặc biệt là từ sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, đã khiến cho ngành logistics Việt gặp muôn ngàn khó khăn. Dù không muốn, xong để sống sót, các công ty vận chuyển như Grab đã phải tăng giá. Tuy nhiên, trên nền xám xịt đó, vẫn có những doanh nghiệp ‘chơi ngông’ khi thông báo giảm giá cước, tiêu biểu như Tiki.