Kỹ năng sống

Đề xuất bỏ mô hình đại học quốc gia

Ông Bùi Xuân Hải, Hiệu trưởng trường Đại học Hải Phòng, nêu ý kiến trên tại tọa đàm về xây dựng Dự án Luật giáo dục đại học sửa đổi, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 14/5.

Ông Hải cho biết mô hình đại học quốc gia ra đời vào khoảng năm 1995-1996 với nhiều trường đại học thành viên và một số khoa trực thuộc. Những năm qua, các khoa lần lượt trở thành trường đại học. Có những trường quy mô nhỏ với khoảng 100 giảng viên và vài nghìn sinh viên. Các đại học vùng cũng tương tự.

"Chúng ta thử xem có nước nào trên thế giới có quy mô trường đại học hai cấp như vậy không?", ông Hải đặt câu hỏi.

Lãnh đạo trường Đại học Hải Phòng cũng cho rằng mô hình hai cấp khiến trường thành viên rơi vào cảnh "một cổ hai tròng", chịu sự quản trị của cả đại học và cơ quan quản lý nhà nước. Điều này trái với nguyên tắc tự chủ đại học.

"Nếu xác định trường thành viên cũng là cơ sở giáo dục đại học thì phải để họ tự chủ như các trường độc lập khác. Có như vậy, các trường mới có thể phát triển được", ông nói.

Ông Bùi Xuân Hải phát biểu tại tọa đàm ngày 14/5. Ảnh: Ngọc Trang

Ông Bùi Xuân Hải phát biểu tại tọa đàm ngày 14/5. Ảnh: Ngọc Trang

Ông Vũ Hoàng Linh, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng mô hình đại học hai cấp đang có vướng mắc, bất cập và cần phải rà soát.

Ông Linh kể khi làm việc với đối tác nước ngoài, ông giới thiệu "trường tôi là university (đại học) nhưng trên tôi còn một university nữa". Họ không hiểu giáo dục đại học Việt Nam như thế nào mà lại có "university trong university".

Trong dự thảo báo cáo về tác động của Luật Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhìn nhận việc này gây khó khăn, phức tạp và rủi ro trong tổ chức và quản lý, đặc biệt khi thực hiện cơ chế tự chủ.

Ông Bùi Xuân Hải cho rằng chỉ nên phát triển trường trong đại học, theo tên gọi quốc tế là "school", chứ không nên để trường đại học thành viên có tư cách pháp nhân trong đại học.

"Khi bỏ mô hình đại học quốc gia và đại học vùng, chúng ta nên phát triển và hợp nhất các trường thành viên có quy mô nhỏ để tạo thành đại học xứng tầm", ông Hải nói.

Đề xuất bỏ mô hình đại học hai cấp từng được một số chuyên gia đề cập. Như năm 2022, trong một bài viết gửi hội thảo "Mô hình tổ chức, hoạt động của các đại học ở Việt Nam" năm 2022, GS Lâm Quang Thiệp, trường Đại học Thăng Long, cho rằng mô hình "hai cấp" của các đại học quốc gia và vùng đã vô hiệu hóa các ưu thế của mô hình đại học đa lĩnh vực, làm nảy sinh nhiều vấn đề về quản trị đại học.

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết mô hình đại học hai cấp đã được đưa ra thảo luận nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là chuyện bỏ đại học quốc gia và vùng. Những đơn vị này được nhà nước quản lý, có sứ mạng, vị thế riêng.

"Ở đây, chúng ta bàn về việc quản trị bên trong chứ không phải vấn đề bỏ đại học quốc gia và vùng. Chúng ta phải xem cải tiến mô hình đó thế nào", ông Sơn nói.

Hiện, Việt Nam có Đại học Quốc gia Hà Nội, TP HCM cùng các đại học vùng là Đại học Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên. Theo quy hoạch mạng lưới đại học đến năm 2030, cả nước có thêm đại học quốc gia tại Huế và Đà Nẵng. Các đại học vùng gồm Thái Nguyên, Cần Thơ, Vinh (Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hòa), Tây Nguyên (Đăk Lăk)

Theo Luật Giáo dục đại học 2018, khái niệm đại học và trường đại học khác nhau. Trường đại học, học viện là cơ sở đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành. Còn đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, gồm các trường đại học, khoa thành viên.

Để chuyển từ trường đại học thành đại học, Nghị định 99 năm 2019 của Chính phủ quy định các trường cần đảm bảo ba điều kiện: được tổ chức kiểm định hợp pháp đánh giá đạt chuẩn chất lượng; có ít nhất ba trường và 10 ngành đào tạo tiến sĩ, quy mô sinh viên chính quy trên 15.000; được cơ quan quản lý trực tiếp, các nhà đầu tư chấp thuận.

Việt Nam hiện có 10 đại học. Ngoài 5 đại học quốc gia và vùng còn có Bách khoa Hà Nội, Kinh tế Quốc dân, Kinh tế TP HCM, Duy Tân và Phenikaa. Các đại học này có trường (school) và khoa trực thuộc, chứ không có trường đại học thành viên.

Các tin khác

5 thói quen khiến bạn mắc căn bệnh "khổ đủ đường", rất nhiều người Việt đang làm hằng ngày

Dù không nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti. Hiểu rõ về bệnh chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả. ThS.BS. Phạm Như Hòa - Trung tâm Tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ cho chúng ta những hiểu biết để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Từ 15 giờ hôm nay 15.5, giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại. Giá xăng tăng 403 - 415 đồng/lít, giá dầu tăng 285 - 627 đồng/lít/kg.

Giá vàng quay đầu giảm

Sáng nay (15/5), giá vàng trong nước lại quay đầu giảm. Theo đó, giá vàng miếng SJC về mốc 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giá thấp nhất còn quanh mốc 114 triệu đồng/lượng.

Choáng ngợp trước viễn cảnh tương lai của khu tập thể cũ nát ở Hà Nội: "Biến hình" thành cao ốc 55 tầng, tái định cư tại chỗ cho toàn bộ 8.300 cư dân

Mục tiêu của việc lập quy hoạch cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân là xây dựng lại theo hướng tăng tầng cao công trình và hệ số sử dụng đất, giảm mật độ xây dựng để dành không gian trống, không gian xanh cho hoạt động công cộng.

VitaDairy bổ nhiệm hai vị trí cấp cao

VitaDairy Việt Nam bổ nhiệm bà Nguyễn Bích Hảo vào cương vị Tổng giám đốc, bà Nguyễn Thị Hà là thành viên HĐQT, cố vấn chiến lược và phát triển thị trường quốc tế.