Xã hội

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khai gì về mối quan hệ với ông chủ Nhật Cường?

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khai gì về mối quan hệ với ông chủ Nhật Cường? - 1

Cựu Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại phiên xét xử.

Ngày 12/7, TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi, trong ngày thứ hai mở phiên toà xét đơn kháng cáo của cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong vụ án can thiệp đấu thầu trái quy định xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trả lời HĐXX về mối quan hệ với Bùi Quang Huy (cựu Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, đang trốn truy nã quốc tế), bị cáo Chung nói rằng bị cáo và Huy chỉ có mối quan hệ xã hội.

Bị cáo Chung trình bày và khai bị cáo quen ông chủ Nhật Cường từ trước khi làm Giám đốc Công an Hà Nội. Thời điểm đó, doanh nghiệp này tham gia thực hiện một số phần mềm về quản lý dân cư, quản lý tang vật cho công an thành phố.

Khi HĐXX xét hỏi về nội dung email mà Bùi Quang Huy gửi cho bị cáo Chung ngay trước ngày mở thầu để đề nghị dừng thầu, cựu Chủ tịch Hà Nội khai từ khoảng năm 2011-2013, bị cáo đã không sử dụng email này nên không biết Huy gửi thông tin gì.

Bị cáo Chung cho rằng, bị cáo không chỉ đạo bị cáo Nguyễn Văn Tứ, cựu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội dừng thầu mà chỉ trao đổi để ra quyết định "tạm đình chỉ thầu theo đúng Luật tổ Chức chính quyền địa phương". 

Cựu Chủ tịch TP.Hà Nội khai nhận, ngày 15/5/2016 khi nhận thấy những bất cập nên đã gọi điện trao đổi với bị cáoTứ yêu cầu kiểm tra và sau đó phát hiện ra một số sai phạm. Sáng 16/5/2016, bị cáo và bị cáo Tứ bàn bạc với nhau qua điện thoại về việc Chủ tịch thành phố hay Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ ra quyết định tạm dừng thầu.

"Anh Tứ nói để anh ấy ra quyết định dừng thầu sẽ đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ hơn. Do đó, tôi không có ý kiến thêm", bị cáo Chung nói.

HĐXX tiếp tục đặt câu hỏi, gói thầu số hoá năm 2016 sai phạm như thế nào? Lý do gì mà bị cáo lại yêu cầu dừng gói thầu này? Bị cáo Chung trình bày, gói thầu này lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã không thực hiện đầy đủ theo các chỉ đạo mà UBND thành phố đã giao.

Cụ thể, Sở chưa lập dự án, không thẩm định dự án. Theo quy định pháp luật, các dự án về số hoá do thành phố lập thì Sở Thông tin và Truyền thông phải có trách nhiệm thẩm định.

Tại phiên toà, bị cáo Chung cũng nêu nhiều quan điểm để làm căn cứ phủ nhận cáo buộc bị cáo đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư dừng mở thầu để tạo điều kiện cho Công ty Nhật Cường tham gia đấu thầu và trúng thầu.

"Chủ doanh nghiệp như Bùi Quang Huy không thể chỉ đạo, yêu cầu Chủ tịch UBND thành phố được", bị cáo Chung khai và cho rằng Công ty Nhật Cường hay Công ty Minh Hoa là các đơn vị độc lập, không liên quan đến bị cáo. Ai sai thì người đó chịu trách nhiệm, không thể quy kết vợ làm sai thì chồng phải chịu trách nhiệm.

Bị cáo Chung nói trước HĐXX rằng, bị cáo làm Chủ tịch Hà Nội chưa đc 5 năm nhưng nhiều lần được Chính phủ công nhận Thủ đô là lá cờ đầu về thi đua. Việc công nhận này được bỏ phiếu một cách nghiêm túc. Đây là công sức của toàn thành phố và công dân Thủ đô, nên ông đề nghị HĐXX xem xét một cách thoả đáng.

Khi HĐXX đề cập về việc bệnh tật có làm ảnh hưởng đến công việc hay không, bị cáo Chung nói, năm 2014 bắt đầu phát hiện ung thư và từ năm 2015 phải sang Pháp chữa trị, phẫu thuật. Hai năm sau, bị cáo liên tục phải truyền hoá chất khi các bác sĩ nhận định ông bị ung thư trực tràng di căn phổi. Do được cấp trên động viên nên bị cáo vẫn cố gắng làm tốt các công việc, với đúng cương vị của mình.

Box: Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2015 đến cuối năm 2018 Sở KH&ĐT Hà Nội được giao thực hiện ba gói thầu số hoá tương ứng với 3 hợp đồng kinh tế đến nay đã quyết toán, thanh lý hợp đồng.

Hai gói thầu số hoá hồ sơ đăng lý kinh doanh năm 2016 và 2017, Bùi Quang Huy (Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường) có mối quan hệ từ trước với bị cáo Chung nên nhiều lần gửi email đề nghị cựu Chủ tịch Hà Nội giúp doanh nghiệp trúng gói thầu.

Bị cáo Chung đã lợi dụng chức vụ can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu. Theo chỉ đạo của bị cáo Chung, bị cáo Nguyễn Văn Tứ và cấp dưới thực hiện nhiều thủ tục trái quy định nhằm tạo lợi thế cho liên doanh Nhật Cường – Đông Kinh trúng thầu. HĐXX sơ thẩm đánh giá và cho rằng vụ án gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 26 tỷ đồng.

Tại phiên sơ thẩm, bị cáo Chung bị kết án 3 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Ngoài vụ án trên, bị cáo Chung đã bị tòa phúc thẩm tuyên phạt tổng mức án 10 năm tù trong 2 vụ án gồm chiếm đoạt tài liệu mật và chỉ đạo mua hóa chất Redoxy 3C trái quy định.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giải pháp nào chống đầu cơ nhà đất?

Trong 2 năm qua, nguồn cung nhà ở thương mại giảm ở hầu hết các địa phương. Nhiều dự án chuẩn bị triển khai cũng gặp khó khăn do vướng thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư xây dựng các loại hình bất động sản (BĐS). Thực tế này dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ nhà đất, găm hàng, vì vậy cần được các cơ quản quản lý Nhà nước kiểm soát chặt.

1 ngày sau thương vụ với cầu thủ Lương Xuân Trường trên sóng, Shark Liên đã giải ngân số tiền nửa tỷ và đến thăm IRC tại Hà Nội

Phía Shark Liên cũng cho biết thêm, hoạt động Thẩm định và những chương trình gắn bó khác đang được hai bên xúc tiến. Thông qua dự án này, hay bên sẽ mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao trang thiết bị cũng như đội ngũ y bác sĩ nhằm giúp các vận động viên chuyên nghiệp và phong trào có điều kiện tốt nhất để hồi phục chấn thương.

TPBank được vinh danh trong Top 4 ngân hàng tư nhân uy tín nhất Việt Nam 2022

TPBank tiếp tục đứng thứ 4 trong Top các ngân hàng tư nhân uy tín nhất Việt Nam 2022 và đứng thứ 8 trong Top các ngân hàng thương mại uy tín. Đây là kết quả từ bảng đánh giá độc lập của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện thường niên từ 2012 cho đến nay.

Người Hà Nội và TP.HCM tìm mua bất động sản ở đâu trong lúc thị trường bất ổn?

Theo khảo sát, 85% người ở TP.HCM vẫn mua ở TP.HCM, 10% mua ở các tỉnh phía Nam, chỉ 1-2% có thể mua ở các tỉnh thành khác. Còn với người Hà Nội đầu tư đa dạng với 75% chọn mua bất động sản tiếp theo ở Hà Nội, 19% mua ở các tỉnh miền Bắc, 13% mua ở Đà Nẵng, 5% mua ở các tỉnh miền Trung, 2% mua ở TP.HCM.

Doanh nghiệp địa ốc rục rịch trở lại "cuộc đua" phát hành trái phiếu, Novaland dẫn đầu danh sách

Sau sự cố của Tập đoàn Tân Hoàng Minh thì cơ quan điều hành có động thái siết lại rất chặt khiến các doanh nghiệp bất động sản không dám phát hành trong tháng 4. Nhưng bước sang hai tháng 5 và 6 gần đây doanh nghiệp đã rục rịch phát hành trở lại, vấn đề là lãi suất như thế nào để các nhà đầu tư tham gia.