Doanh nghiệp

CII trước thách thức huy động vốn cho loạt dự án hàng vạn tỷ đồng

Tóm tắt:
  • CII dự kiến lãi ròng năm 2025 giảm 35% xuống 335 tỷ đồng do phương pháp hạch toán khác nhau.
  • Công ty có cơ hội đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông tổng giá trị gần 50.000 tỷ đồng.
  • Đã được chấp thuận tín dụng 44.600 tỷ đồng cho dự án mở rộng cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận.
  • Doanh thu thu phí năm 2025 mục tiêu 2.712 tỷ đồng, tăng 6% nhờ lưu lượng giao thông gia tăng.
  • CII sẽ tập trung tháo gỡ pháp lý cho các dự án bất động sản tại Thủ Thiêm, NBB3 và NBB2.

Theo tài liệu họp cổ đông thường niên, năm 2025 được CII đánh giá là giai đoạn bản lề, khi công ty có cơ hội đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông quy mô gần 50.000 tỷ đồng. Nếu thành công, điều này sẽ nâng tầm vị thế của CII, từ quy mô tài sản, hệ số tín nhiệm đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng.

Tuy nhiên, các dự án lớn cũng đặt ra thách thức không nhỏ về huy động vốn. Hiện tại, CII đã được các ngân hàng lớn chấp thuận chủ trương cấp tín dụng 44.600 tỷ đồng để triển khai dự án mở rộng cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận.

Để đảm bảo nguồn thu ổn định, CII sẽ tiếp tục vận hành các dự án BOT cầu đường, đồng thời đẩy mạnh tái cấu trúc và huy động vốn. Công ty đặt mục tiêu doanh thu thu phí năm 2025 đạt 2.712 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2024 nhờ lưu lượng giao thông gia tăng.

Trong lĩnh vực bất động sản, CII sẽ tập trung tháo gỡ pháp lý tại các dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, NBB3 và NBB2 để đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Tổng doanh thu dự kiến năm 2025 đạt 3.888 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2024; trong khi lãi ròng giảm 37% về 335 tỷ đồng. Công ty lý giải nguyên nhân chính là do sự khác biệt trong phương pháp hạch toán.

Để khắc phục một phần vấn đề này, CII đang kiến nghị Bộ Tài chính cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đối với doanh nghiệp BOT. Theo đó, giá trị thu hồi ước tính từ dự án BOT sẽ được tính toán lại theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, giúp phản ánh lợi nhuận thực tế sát hơn.

Bên cạnh các hoạt động cốt lõi, CII cũng tập trung nghiên cứu và phát triển ba dự án hạ tầng trọng điểm. Thứ nhất, dự án mở rộng cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài 95 km, rộng 32-41m, với 6-12 làn xe, vận tốc tối đa 100-120km/h. Tổng vốn đầu tư 39.800 tỷ đồng, triển khai từ 2024-2028 theo phương thức PPP.

Thứ hai, dự án đường trên cao dọc Quốc lộ 51, thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, có chiều dài 5,5 km, rộng 27 m, với 6 làn xe, vận tốc tối đa 80 km/h. Tổng vốn đầu tư đạt 14.000 tỷ đồng, dự kiến triển khai từ năm 2026-2028.

Thứ ba, dự án phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng (TOD) tại khu vực Hàng Xanh có tổng mức đầu tư dự kiến 216.000 tỷ đồng, diện tích 51,4 ha, thời gian đầu tư từ 2026-2028. Hiện tại, CII đã ký kết với đơn vị tư vấn Arup để lập quy hoạch ý tưởng cho dự án này.

Ngoài ba dự án trên, CII cũng đang nghiên cứu một số dự án hạ tầng khác theo Nghị quyết 98, bao gồm mở rộng trục đường Bắc - Nam từ Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22. Tuy nhiên, tiến độ triển khai các dự án này còn phụ thuộc vào thủ tục pháp lý từ cơ quan Nhà nước.

Về nhân sự, CII đề xuất ĐHĐCĐ miễn nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 của ông Lưu Hải Ca và bầu bổ sung ông Lê Phạm Ngọc Phương thay thế. Ông Phương có kinh nghiệm quản lý tài chính tại nhiều doanh nghiệp lớn như Capella Holdings, Vietcap, Lothamilk và hiện đang giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc điều hành tại CTCP Logistics BHG Long Thành.

 

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Dự báo vàng tăng lên 200 triệu đồng/lượng, điều gì xảy ra?

Giá vàng trong nước sáng nay (31/3) tăng lên trên mốc 101,5 triệu đồng/lượng, phá vỡ kỷ lục lập trước đó. Chuyên gia cho rằng, về dài hạn, nhiều dự báo vàng có thể lên đến 3.500 USD/ounce, thậm chí 4.000 USD/ounce. Với mức duy trì trong nước và thế giới chênh nhau từ 4-5 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước có thể lên tới 150-200 triệu đồng/lượng.

Đau đầu vì nút thắt tín dụng

Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, việc gỡ nút thắt về vốn thông qua xây dựng chính sách và cơ chế bảo lãnh tín dụng cởi mở, thông thoáng hơn, thủ tục vay vốn đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện hơn, các kênh tiếp cận tài chính đa dạng hơn sẽ là giải pháp đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể hình thành các tập đoàn tư nhân lớn mạnh.