Chứng khoán

Chuyên gia Dragon Capital: Xu hướng khối ngoại bán ròng sẽ sớm chấm dứt

Bàn về câu chuyện phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) tại Toạ đàm “Lực đẩy dòng vốn mới” diễn ra sáng 23/7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nêu ra ba vấn đề cần được đưa ra thảo luận để thúc đẩy thị trường.

Thứ nhất là vấn đề khuôn khổ pháp lý để phát triển thị trường để đưa thị trường thay đổi về chất và có tầm cao mới. Những gì là điểm nghẽn cần thay đổi?

Thứ hai là giải pháp gì để có thêm nhiều hàng hoá trên thị trường, để có thêm những hàng hoá mới đáp ứng được yêu cầu thị trường với chất lượng tốt, vốn hoá lớn và thu hút được nhà đầu tư lớn?

Thứ ba là về cấu trúc, hạ tầng thị trường. Với cơ cấu hiện nay, làm sao để tăng tỷ lệ nhà đầu tư tổ chức trên thị trường đồng thời tăng cường kiến thức cho nhà đầu tư cá nhân? Các thành viên thị trường có bất cập cũng như kiến nghị gì để thị trường phát triển? Cần làm gì để nâng hạng thị trường chứng khoán lên sớm nhất có thể và khi được nâng hạng, làm sao giữ được hạng và tiếp tục được nâng cao hơn nữa? 

 Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi. (Ảnh: BTC).

Theo Thứ trưởng, giải được những "bài toán" này sẽ mở ra lực đẩy cho dòng vốn đầu tư vào thị trường. Thị trường chứng khoán cần trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn, là “hàn thử biểu” phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế, năng lực của các doanh nghiệp.

Việt Nam đang xây dựng thêm những kế hoạch mục tiêu to lớn trong tương lai, trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán chính cần phát triển vượt bậc để thu hút các dòng vốn trung và dài hạn, đáp ứng các nhu cầu đầu tư, phát triển xây dựng hạ tầng của đất nước với dự án quy mô rất lớn,Thứ trưởng nhấn mạnh

Nâng hạng là bước phát triển vượt bậc của TTCK 

ể đạt được quy mô lớn về hạ tầng, nền kinh tế tăng trưởng bứt phá  thì thị trường tài chính Việt Nam cần phải cải thiện quy mô, vị thế trên bản đồ tài chính và đầu tư toàn cầu. Trong đó, việc nâng hạng TTCK là một yếu tố tiên quyết.

"Dragon Capital hết sức tin tưởng vào khả năng Việt Nam sẽ được nâng hạng TTCK vào tháng 9 này bởi tổ chức FTSE Russell", bà Minh cho hay.

Theo bà, từ một quyết tâm chính sách việc nâng hạng TTCK đã được hệ thống, chuyển hóa thành một chiến lược, được phối hợp chặt chẽ giữa các cái bộ ban ngành bao gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị liên quan.

Trong đó, Việt Nam đã thể hiện nỗ lực ở ba trụ cột: Cải cách về thể chế ; tăng tính tiếp cận, dễ dàng mở tài khoản cho nhà đầu tư nước ngoài và thứ ba là chủ động trao đổi, kết nối với các tổ chức xếp hạng tín dụng, các tổ chức xếp hạng về thị trường.

"Với quyết tâm và hành động như vậy, TTCK sẽ sớm được nâng hạng theo chuẩn mực của FTSERussell và thậm chí có thể MSCI cũng sẽ nâng hạng TTCK Việt Nam trong vòng 18 đến 24 tháng nữa", bà Minh nói.

Toạ đàm “Lực đẩy dòng vốn mới” diễn ra sáng 23/7. (Ảnh: Hạ An).

Việc nâng hạng TTCK đến rất đúng lúc, bởi trong giai đoạn năm 2020 đến 2025, dòng tiền chảy về Mỹ ồ ạt và Việt Nam không phải là ngoại lệ, tổng giá trị bán ròng của khối ngoại ở Việt Nam lên tới gần 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, xu hướng này có thể sẽ sớm chấm dứt khi thị trường Việt Nam có chất xúc tác là việc nâng hạng và rất nhiều doanh nghiệp lớn đang có kế hoạch IPO trong năm 2026 - 2027.

"Tôi tin rằng trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ thu hút được dòng vốn nước ngoại mới với quy mô đáng kể", bà Minh cho hay.

Bà Trịnh Quỳnh Giao, Tổng Giám đốc PVI AM cũng chỉ ra rằng, để thu hút dòng vốn ngoại, ngoài việc nâng hạng TTCK, việc nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng là yếu tố thu hút dòng vốn.

Theo bà Giao, khi xếp hạng tín nhiệm quốc gia được nâng lên mức "đầu tư" sẽ có hai tác dụng. Thứ nhất, vốn vay của doanh nghiệp với nước ngoài sẽ thấp hơn. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia cao cũng thể hiện rủi ro chính sách thấp đi, các cải thiện tích cực hơn, từ đó cả cổ phiếu và nguồn vốn vay sẽ vào nhiều hơn, dài hơn. Thứ hai, khi định mức tín nhiệm quốc gia được nâng lên, dòng vốn ngoại vào Việt Nam cũng mang tính dài hạn hơn.

"Với vốn nội, quan điểm của tôi không phải thu hút, mà là cần khơi thông", bà Giao nói và cho biết.

Theo thống kê, đang có 7,5 triệu tỷ đồng tiền gửi của người dân trong ngân hàng, cao kỷ lục. Về tài sản số, Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về nắm giữ. Vốn trong dân cũng nằm ở kênh vàng…

"Nguồn lực trong dân rất nhiều, tỷ lệ tiết kiệm của người dân Việt Nam cao so với các nước khác. Vì vậy, nếu khơi thông nguồn vốn này vào doanh nghiệp, vào các kênh đầu tư thì sẽ trở thành nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế", Tổng Giám đốc PVI AM chỉ ra.

Các tin khác

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (25/7), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng SJC về dưới mốc 122 triệu đồng/lượng, giảm tới 1 triệu đồng/lượng so với sáng qua.

Biển Đông có thể đón 7 cơn bão trong 3 tháng tới

Trong 3 tháng tới, trên Biển Đông có thể ghi nhận thêm khoảng 7 cơn bão. Trong số này có khả năng 3 cơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, gây ra các đợt mưa lớn diện rộng trên đất liền.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương gỡ vướng cho các dự án năng lượng tái tạo, báo cáo trước ngày 25/7

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, EVN khẩn trương giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo, báo cáo trước ngày 25/7.