Tài chính

Chủ tịch Hồ Hùng Anh lý giải tại sao kết quả kinh doanh tốt nhưng ngân hàng vẫn không chia cổ tức

Hội trường đại hội cổ đông thường niên sáng nay (22/4) của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank - Mã: TCB) được hâm nóng bởi nhiều câu hỏi từ các cổ đông liên quan đến các vấn đề về chi trả cổ tức và diễn biến giá cổ phiếu.

Mở màn đại hội, một cổ đông chia sẻ thất vọng về diễn biến giá cổ phiếu Techcombank và thắc mắc tại sao ngân hàng không chia cổ tức mà chỉ chia cổ phiếu ưu đãi cho lãnh đạo và cán bộ nhân viên.

"Tại sao kết quả kinh doanh của ngân hàng “đẹp như mơ” mà ngân hàng lại không chia cổ tức", một cổ đông chất vấn.

Một cổ đông khác đưa ra thực tế rằng hiện nay loạt ngân hàng có kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cho cổ đông ngoại để tăng vốn điều lệ. Ngân hàng tư nhân VPBank dự kiến tăng vốn vượt qua các ngân hàng quốc doanh để vươn lên top đầu trong hệ thống. Cổ đông đặt câu hỏi tại sao Techcombank lại không thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm nay?

Trả lời tại đại hội, Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết lộ trình chia cổ tức phụ thuộc vào lộ trình phát triển của ngân hàng. Trong suốt 29 năm hoạt động, Techcombank luôn có quan điểm nhất quán về việc củng cố vốn, tiềm lực và phát triển kinh doanh để có lợi nhuận tốt.

Ngân hàng giữ lại nhiều vốn để có được bước đệm an toàn vốn dày hơn, hiện hệ số an toàn vốn CAR của Techcombank là 15% và đó là cơ sở để Techcombank đầu tư thêm vào các lĩnh vực kinh doanh để phát triển hơn.

Chia sẻ dưới góc độ một cổ đông của Techcombank ông đánh giá: "Với lợi nhuận hiện nay, ROE (tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu) ngân hàng đạt hơn 20%/năm thì là khoản đầu tư rất tốt. Tôi không biết anh chị đầu tư gì khác có gì lợi nhuận hơn 20% không nhưng với cá nhân tôi thì đây là mức lợi nhuận rất tốt".

"Nếu như ROE của Techcombank thấp chỉ ở mức 5% có thể ông sẽ đề xuất chia cổ tức để tìm kiếm lợi nhuận ở các kênh đầu tư khác", ông khẳng định.

Chủ tịch Techcombank nêu quan điểm nhất quán rằng, ngân hàng sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu nếu cần thiết. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm giá cổ phiếu giảm sau khi chia do bản chất doanh nghiệp vẫn như vậy trong khi cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập cá nhân 5%. 

"Năm 2018 chúng ta đã chia gần 80%, giá cổ phiếu lúc đó đã giảm ba lần và cổ đông phải trả 5% thuế TNCN. Góc độ cá nhân tôi chưa nhìn thấy giá trị của việc này cho doanh nghiệp", ông nói.

Ông lấy ví dụ trong giai đoạn 2017-2019, ngân hàng không chia cổ tức nhưng giá cổ phiếu đã tăng gấp nhiều lần, cho thấy đây loà chiến lược phù hợp.

Bên cạnh đó, chia sẻ với các cổ đông về diễn biến giá cổ phiếu TCB không được như kỳ vọng, Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho rằng thị trường đang chưa định giá đúng giá trị của cổ phiếu và ngân hàng cần tìm cách để thay đổi.

Các tin khác

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Vì sao giá đắt gấp 2-3 lần dịch vụ công nhưng các bệnh viện tư như Vinmec, FV, Hoàn Mỹ, Tâm Anh, Medlatec... vẫn ngày càng phát triển tại Việt Nam?

Tiềm năng cho thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân cũng rất đáng kể do khu vực tư nhân ở Việt Nam mới chỉ đóng góp phần nhỏ vào tổng cơ sở hạ tầng y tế. Ở các nước láng giềng, khu vực tư nhân chiếm 20% - 40% số giường bệnh, trong khi ở Việt Nam con số này chỉ là dưới 13%.

Liên minh Blockchain Việt Nam: bệ phóng cho nền kinh tế số bứt phá

Với sự ra đời của Liên minh Blockchain Việt Nam (thuộc Hội truyền thông số Việt Nam, dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông), Việt Nam có triển vọng bứt phá và thành công trong lĩnh vực blockchain cũng như nền kinh tế số.

Baokim Plus giành giải Sao Khuê 2022

Góp phần giúp doanh nghiệp nhỏ lẻ giải quyết bài toán chuyển đổi khách hàng offline sang online bằng hệ thống thanh toán toàn diện, Baokim Plus xuất sắc giành giải Sao Khuê 2022.

SCB lọt Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam

Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vừa được Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vinh danh Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2022, đồng thời SCB cũng có mặt trong danh sách Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2022.