Thời sự

Các động lực tăng trưởng chính của Việt Nam được dự báo như nào trong năm 2024?

FDI được kỳ vọng tăng trưởng dự kiến 10-15% 

Trong báo cáo mới phát hành, ông James Cheo, Trưởng bộ phận đầu tư Khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Khối Dịch vụ Ngân hàng Tư nhân Toàn cầu của HSBC dự báo s 

FiinRatings mới đây cũng nhận định tích cực về dòng vốn FDI, dự báo vốn ngoại đổ vào Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 10-15%.

Các chuyên gia của Mirae Asset Việt Nam thì cho tằng Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư FDI từ các mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Cụ thể quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ có thể mở đường cho các dự án FDI từ nước này đến Việt Nam (chiếm 2,5% tổng vốn FDI của các dự án còn hiệu lực), đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn và năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, Việt Nam và Nhật Bản (chiếm 15,8% tổng vốn FDI của các dự án còn hiệu lực) đã nâng cấp mối quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện vào cuối tháng 11/2023.

Về tình hình thu hút FDI, số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 12 tháng 2023, vốn FDI vào Việt Nam đạt hơn 36,6 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ 2022.  

Trong 36,6 tỷ USD vốn đăng ký tính đến 20/12/2023, số đăng ký mới đạt gần 20,2 tỷ USD, tăng 62,2%. Số dự án mới cũng đạt 3.188, tăng 56,6%.

Ngoài vốn đăng ký mới, năm nay cũng ghi nhận 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn - tăng 14%, với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD giảm hơn 22%. Trong khi đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn mua cổ phần đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7%. Nhờ quy mô vốn góp tăng nên dù lượt giao dịch góp vốn, mua cổ phần giảm so với cùng kỳ, vốn góp lại tăng cao.

Bên cạnh đó, vốn giải ngân tính đến 20/12/2023 đạt gần 23,2 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.

 

Trong báo cáo hồi tháng 12/2023, Fitch Ratings cho rằng lợi thế về chi phí, lực lượng lao động dồi dào cùng số lượng các FTA phong phú sẽ giúp Việt Nam tiếp tục thu hút được dòng vốn FDI trong bối cảnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. FDI được xem là động lực, giúp củng cố triển vọng Việt Nam tăng trưởng thuận lợi trong trung hạn.   

Hoạt động thương mại năm 2024 còn gặp nhiều thách thức

Báo cáo mới phát hành của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2024 đạt 7-10%, dự báo này khá phù hợp với diễn biến tăng trưởng nhập khẩu nguyên vật liệu giai đoạn cuối năm 2023 cũng như tốc độ phục hồi của xuất khẩu trong quý IV/2023. 

Nhóm phân tích cho rằng triển vọng hoạt động thương mại của Việt Nam trong năm 2024 vẫn còn nhiều thách thức.   

Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới đây hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2024 xuống 2,3%, từ mức 2,8 trong dự báo trước đó. Lý do là vì nhu cầu yếu hơn ở Trung Quốc và đầu tư toàn cầu yếu hơn kỳ vọng.

VDSC cũng cho hay khảo sát mới nhất về chuỗi cung ứng toàn cầu cho thấy nhu cầu nguyên liệu và hàng hoá cho hoạt động sản xuất tại thời điểm tháng 12/2023 vẫn còn rất thấp, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2023.

Đồng thời, triển vọng đơn hàng ở các thị trường vốn khá năng động như Bắc Mỹ và châu Á sụt giảm trở lại trong tháng 12/2023, cho thấy sự phục hồi nhu cầu thế giới vẫn còn rất mong manh.

Ngoài ra một điểm đáng chú ý là việc tăng cường tích trữ hàng tồn kho bắt đầu trở lại do quan ngại về gián đoạn chuỗi cung ứng nảy sinh từ cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ. Hiện tại có những quan ngại xoay quanh vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cả hàng hoá tăng lên do chi phí vận chuyển tăng cao và từ đó sẽ kéo giảm đà phục hồi của nhu cầu tiêu dùng nếu tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ kéo dài.   

 

Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, xuất nhập khẩu hàng hóa tháng đầu tiên của năm 2024 tăng mạnh, đạt hơn 64 tỷ USD, tăng gần 38% cùng kỳ năm ngoái. Riêng xuất khẩu tăng 42%, khoảng 33,6 tỷ USD. Đây cũng là mức tăng cao nhất từ tháng 4/2022 (33,26 tỷ USD).  

Xuất khẩu tăng mạnh nhờ động lực từ hai nhóm ngành chính là nông, lâm, thủy sản và công nghiệp chế biến, tăng lần lượt gần 97% và 38%.

Việt Nam nhập khẩu hơn 30,6 tỷ USD, trong đó gần 95% là nhóm hàng tư liệu sản xuất cho dịp Tết Nguyên đán 2024. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất sang Việt Nam, gần 11 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu như năm ngoái, 2,9 tỷ USD. Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu hơn 2 tỷ USD, trong khi nhóm có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu trên 5 tỷ USD.  

Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu năm nay vẫn đối diện nhiều thách thức do cạnh tranh chiến lược của các nước lớn ngày càng gay gắt, căng thẳng Biển Đỏ leo thang khiến giá cước vận tải tăng đột biến. Ngoài kích cầu tiêu dùng nội địa, bộ này cho biết cùng các cơ quan thúc đẩy sản xuất ngay từ đầu năm, đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi, tạo năng lực sản xuất mới.

Giải ngân vốn đầu tư công có thể đạt 95%  

Trong báo cáo vĩ mô và thị trường 2024 mới phát hành, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định tích cực về giải ngân đầu tư công năm nay. 

Trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV vào tháng 12/2023, Chính phủ đã trình kế hoạch dự chi ngân sách cho đầu tư năm 2024. Trong đó, dự toán chi đầu tư phát triển là 677.300 tỷ đồng, tăng 108.000 tỷ đồng so với dự toán năm 2023 (không kể phần kinh phí bố trí cho Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội năm 2023); chiếm tỷ trọng 32,2% tổng chi ngân sách nhà nước. Đây là mức cao so với một số năm qua. 

Nhận định thận trọng hơn, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng giải ngân đầu tư công thực tế năm 2024 sẽ đạt khoảng 85 – 90% kế hoạch, tương ứng với tăng trưởng 38% - 45% so với năm 2023.

"Năm 2024 được xem là năm bản lề để hoàn thành Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đồng thời cũng bắt tay vào xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030. Hiện hầu hết các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư do đó năm nay là thời điểm đẩy nhanh tiến độ.

Chúng tôi ước tính kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công cho năm 2024 vào khoảng 750.000 tỷ đồng (bao gồm phần kết chuyển từ 2023).

Chúng tôi kỳ vọng khi các nút thắt đầu tư những năm trước đã được tháo gỡ (như công tác chỉ định thầu đẩy nhanh quá trình giao thầu, việc khai thác các mỏ đất đá mới đã được cấp phép, giá nguyên vật liệu xây dựng đã hạ nhiệt so với giai đoạn 2021- 2022)", MBS nhận định.

Tại Nghị quyết số 20 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước phấn đấu giải ngân toàn bộ vốn trong năm nay.              

 

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm