Xã hội

Bỏ chất vấn viện trưởng và chánh án, "người dân bị oan sẽ nhờ cậy ai?"

Sáng 14.5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Theo tờ trình dự thảo, tới đây, hệ thống TAND, viện KSND cấp huyện sẽ được thay thế bằng các TAND và viện KSND khu vực không gắn với một đơn vị hành chính cụ thể.

Do đó, dự thảo đề xuất quy định chánh án TAND, viện trưởng viện KSND không phải là đối tượng trả lời chất vấn của đại biểu HĐND, nhằm phù hợp với tính chất và mô hình tổ chức các cơ quan nhà nước ở địa phương.

Việc chất vấn của đại biểu HĐND sẽ tập trung vào UBND (chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND và người đứng đầu cơ quan thuộc UBND) để nâng cao hiệu quả hoạt động trên thực tế.

Bỏ chất vấn viện trưởng và chánh án, 'người dân bị oan biết nhờ cậy ai?'- Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, đoàn Đà Nẵng

ẢNH: GIA HÂN

"Dân nhờ cậy ai chất vấn để bảo vệ quyền lợi?"

Cho ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) bày tỏ không đồng tình với nội dung trên tại dự thảo.

Theo bà Thúy, trong cơ cấu sắp tới, bên cạnh TAND và viện KSND khu vực thì vẫn còn TAND, viện KSND cấp tỉnh, nên "rất khó thuyết phục" vì sao đại biểu HĐND không còn được quyền chất vấn người đứng đầu 2 cơ quan này.

TAND, viện KSND khu vực tuy không gắn với đơn vị hành chính cụ thể, nhưng vẫn khởi tố, truy tố, xét xử công dân của những đơn vị hành chính cụ thể mà đại biểu HĐNĐ là đại diện.

"Không lẽ TAND, viện KSND khu vực sẽ là những cơ quan tư pháp duy nhất nằm ngoài sự giám sát bằng hình thức chất vấn của đại biểu HĐND? Nếu vậy thì dân bị oan sai sẽ nhờ cậy ai chất vấn để bảo vệ quyền lợi của họ?", bà Thúy nêu.

Bà Thúy cũng dẫn lập luận của ban soạn thảo, tuy không còn quy định về chất vấn nhưng HĐND vẫn có thẩm quyền giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và quyền kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan.

Nữ đại biểu cho rằng, "giám sát" và "kiến nghị" hoàn toàn không thể thay thế cho quyền chất vấn - vốn là hình thức giám sát trực tiếp, công khai, buộc người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp và chịu trách nhiệm với trả lời của mình.

Không có quyền chất vấn, đại biểu HĐND sẽ khó có thể yêu cầu chánh án hoặc viện trưởng ra trước kỳ họp HĐND để trả lời cụ thể từng vấn đề, đối thoại công khai với đại biểu và cử tri. Chưa kể, nếu đại biểu HĐND chỉ có quyền kiến nghị thì kiến nghị ấy có hiệu lực pháp lý như ý kiến chất vấn công khai trước kỳ họp HĐND không.

Từ những những lập luận đã nêu, bà Thúy đề nghị giữ lại quy định về thẩm quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với chánh án TAND, viện trưởng viện KSND. Trên cơ sở đó, luật chuyên ngành quy định cụ thể, phù hợp với mô hình tổ chức mới.

Bỏ chất vấn viện trưởng và chánh án, 'người dân bị oan biết nhờ cậy ai?'- Ảnh 2.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, đoàn Lạng Sơn

ẢNH: GIA HÂN

Công cụ đảm bảo tính minh bạch của hoạt động tư pháp

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) cũng đề nghị "hết sức cân nhắc" về việc bỏ quy định chất vấn của HĐND với chánh án TAND và viện trưởng viện KSND.

Ông Nghĩa dẫn Nghị quyết số 27-NQ/TW đặc biệt nhấn mạnh việc thực hiện quyền lực nhà nước phải đặt "dưới sự giám sát của nhân dân", cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp lần này cần tạo điều kiện tốt hơn để người dân tham gia tích cực hơn vào giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Theo ông, chất vấn là công cụ giám sát quan trọng nhằm đảm bảo các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm giải trình trước đại biểu dân cử và nhân dân, đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động tư pháp.

Chất vấn của đại biểu HĐND không nhằm can thiệp vào nội dung xét xử hay truy tố của vụ án cụ thể, mà tập trung vào trách nhiệm quản lý, việc tổ chức thi hành và tuân thủ pháp luật của chánh án và viện trưởng.

"Nếu cho rằng việc chất vấn của đại biểu HĐND đối với chánh án và viện trưởng làm ảnh hưởng đến tính độc lập của tư pháp thì sẽ rất khó lý giải quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng Viện KSND tối cao", ông Nghĩa phân tích.

Tiếp tục cho ý kiến, vị đại biểu đoàn Lạng Sơn cho hay, theo dự thảo luật sửa đổi về tổ chức tòa án và viện kiểm sát, mô hình của TAND và viện KSND sẽ gồm 3 cấp tối cao, cấp tỉnh và khu vực. Do đó, việc trao quyền giám sát, nhất là quyền chất vấn cho đại biểu HĐND cấp tỉnh đối với chánh án và viện trưởng cấp tỉnh là phù hợp và khả thi.

Các tin khác

Thấy gì từ lãi suất vay mua nhà thấp chưa từng có?

Liên tiếp các ngân hàng đưa ra các gói vay lãi suất thấp cho người mua nhà. Hiện, mức lãi vay thấp nhất lịch sử, có ngân hàng chỉ từ 3,6%/năm. Tuy nhiên, chuyên gia tài chính đưa ra cảnh báo người vay cần thận trọng với lãi suất thả nổi, tránh rơi vào "bẫy" lãi suất.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Giá vàng hôm nay, 14-5: Bứt phá mạnh mẽ

Sau một phiên sụt giảm, giá vàng thế giới sáng nay, 14-5, tăng mạnh trở lại nhờ đồng USD suy yếu và giá dầu thô tăng vọt, tạo đà cho kim loại quý này.

Hoàng tử giàu nhất thế giới trở lại danh sách tỷ phú sau 7 năm

Hoàng tử Alwaleed Bin Talal, nhà đầu tư lừng danh và Chủ tịch Kingdom Holding, đã trở lại danh sách tỷ phú của Forbes sau bảy năm vắng bóng. Trong cuộc trò chuyện hiếm hoi, ông chia sẻ về chiến lược đầu tư công nghệ, mối quan hệ với Elon Musk và Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng như góc nhìn về tương lai kinh tế phi dầu mỏ của Saudi Arabia.

40 thư viện điện tử cho trường học vùng cao

Với sự đồng hành của Vuihoc trong dự án Thư viện điện tử năm thứ ba, Quỹ Hy vọng dự kiến trao tặng 50 thư viện điện tử cho các trường học vùng cao, khó khăn.

Giá nhà mặt phố Hà Nội vượt 400 triệu đồng/m2

Giá nhà phố tại nhiều quận ở Hà Nội liên tục tăng, lên mức trung bình 437 triệu đồng/m2. Theo nhiều chuyên gia bất động sản, phân khúc nhà mặt phố có khả năng giữ dòng tiền tốt, an toàn trong bối cảnh thị trường bất động sản dần phục hồi.

Đảng bộ EVNGENCO3: Quyết tâm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và đột phá

Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 vừa diễn ra tại TPHCM. Đại hội đặt mục tiêu quyết liệt thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh đầu tư tăng công suất nguồn điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.