Xã hội

Bloomberg chỉ ra các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tích cực đến chứng khoán Việt Nam

Chỉ số VN-Index đã tăng hơn 1% trong năm nay (tính đến cuối phiên 6/4). Các nhà quản lý quỹ cho biết chỉ số này chỉ kém 0,4% so với mức cao nhất mọi thời đại và có thể tiếp tục leo cao hơn nữa bất chấp lạm phát gia tăng và những ảnh hưởng bởi căng thẳng Nga – Ukraine.

Giám đốc đầu tư của Dragon Capital, ông Bill Stoops cho biết, trung bình tăng trưởng lợi nhuận của 60 doanh nghiệp top đầu dự kiến sẽ đạt 23% trong năm nay. Các nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường như ngân hàng và công ty phát triển bất động sản thậm chí có thể chứng kiến tốc độ tăng trưởng 30% so với năm trước.

Ông Stoops chia sẻ, Dragon Capital hiện là quỹ đầu tư lớn nhất ở Việt Nam với quy mô 6,4 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào các công ty trong nước. Giám đốc đầu tư của Dragon Capital nhận định, thặng dư thương mại của Việt Nam và nợ nước ngoài thấp giúp bảo vệ nền kinh tế trước chi phí nhập khẩu gia tăng.

Bloomberg chỉ ra các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tích cực đến chứng khoán Việt Nam - Ảnh 1.

Chứng khoán Việt Nam vượt qua các thị trường châu Á mới nổi khác trong thời kỳ đại dịch (Nguồn: Bloomberg)

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường của công ty chứng khoán MB (MBS) cho biết báo cáo KQKD quý 1 bắt đầu từ tháng này sẽ khả quan. Chính phủ Việt Nam dự kiến ​​tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5% trong năm 2022 khi các ngành như sản xuất và du lịch tiếp tục phục hồi. Năm ngoái, tăng trưởng GDP của Việt Nam là 2,6%.

Các nhà đầu tư vẫn đang nghiên cứu, đánh giá thị trường sau khi Việt Nam mở cửa du lịch trở lại của cho du khách nước ngoài sau hai năm áp dụng các hạn chế liên quan đến Covid-19.

Nhà quản lý quỹ Ruchir Desai của công ty Asia Frontier Capital có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết, chứng khoán Việt Nam là lựa chọn hàng đầu trong danh mục của ông.

Ông Desai nhận định, thặng dư thương mại nhờ xuất khẩu và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng sẽ cho phép Việt Nam kiểm soát được tác động của việc Mỹ tăng lãi suất.

Tuy nhiên, theo ông Desai, căng thẳng ở Ukraine vẫn là một trong những rủi ro lớn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, giá thực phẩm và dầu mỏ cao hơn và cuối cùng có thể ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index vốn đã nhạy cảm với lạm phát.

Nguồn: Bloomberg

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

NÓNG: Người dân được đăng ký BHXH tự nguyện online

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 422/QĐ-TTg Phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, theo đó thì người dân sẽ được đăng ký BHXH tự nguyện online trong năm 2022.

Mật ong có tiềm năng sản xuất ra chip máy tính giống não

TTO - Tạp chí Journal of Physics D của Anh đã công bố một nghiên cứu sử dụng mật ong để tạo ra memristor - một thành phần tương tự như bóng bán dẫn, không chỉ có thể xử lý mà còn lưu trữ dữ liệu trong chip máy tính.

Thiết bị y tế tiền tỷ đắp chiếu nhiều năm

10 năm trước, Bệnh viện đa khoa Chân Mây (tỉnh TT-Huế) thành lập, đi vào hoạt động và được trang cấp nhiều trang thiết bị y tế hiện đại trị giá hàng tỷ đồng đầu tư bằng ngân sách. Tuy nhiên, qua nhiều năm và 3 đời giám đốc sở y tế, các máy móc thiết bị kể trên vẫn chưa biết dùng vào việc gì.

Đầu cơ hạ nhiệt, bất động sản vẫn tăng giá

Mặc dù, hoạt động đầu cơ bất động sản có thể bắt đầu hạ nhiệt khi cơ quan nhà nước đã bắt đầu theo dõi thị trường chặt chẽ hơn. Song, trong năm 2022 giá nhà đất vẫn tiếp tục tăng.

Trung Quốc tung "chiêu mới" để vực dậy nền kinh tế: Chi hàng nghìn tỷ đô cho nhóm "đội mũ bảo hộ" nhưng không đi theo lối mòn, cho Mỹ "hít khói" về "độ chịu chơi"

Trong bối cảnh nhiều nơi đang phong tỏa, lĩnh vực bất động sản suy thoái và giá dầu tăng cao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang hướng đến những lĩnh vực "quen thuộc" nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Đó là 50 triệu công nhân xây dựng của quốc gia này.

Sản xuất công nghiệp quý I/2022 sôi động trở lại

Trong quý I/2022, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, thách thức “Bức tranh” sản xuất công nghiệp đang dần sáng màu hơn, hứa hẹn đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Sau "bão" COVID-19 ở TPHCM, nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt

Sau đại dịch COVID-19, hàng loạt nhân viên y tế tại các bệnh viện công lập ở TPHCM tiếp tục xin nghỉ việc. Sở Y tế TPHCM nhận định, ngoài những yếu tố cá nhân, áp lực công việc và thu nhập không được như kỳ vọng là nguyên nhân chính khiến nhiều nhân viên y tế xin nghỉ việc.