Tài chính

Biểu tượng “ngân hàng bay” của Thuỵ Sĩ phá sản, danh tiếng của các quốc gia bỗng sụp đổ

Nhưng cả hội đồng quản trị và ban quản lý của hãng hàng không đều bị kết tội quản lý yếu kém trong khi các yêu cầu bồi thường trị giá 3 tỷ SFr (3,3 tỷ USD) vẫn đang chờ họ xử lý.

Những tháng trước khi giải quyết hết biến cố này thật hỗn loạn. Những diễn biến kịch tính như phim cứ dần được hé lộ, nhưng không ai thực sự tin rằng công ty sẽ phải hứng chịu một đòn chí mạng.

Tuy nhiên, vào buổi chiều ngày 2/10/2001, những chiếc máy bay của Swissair đã hạ cánh mà mang theo nỗi lo về việc cất cánh trở lại. Hãng hàng không quốc gia đáng tự hào một thời không còn đủ tiền để trả thuế sân bay hoặc mua dầu hỏa cho máy bay của mình.

Biểu tượng “ngân hàng bay” của Thuỵ Sĩ phá sản, danh tiếng của các quốc gia bỗng sụp đổ - Ảnh 1.

Khoảng 39.000 hành khách đã trả tiền mua vé máy bay cho Swissair bất ngờ phát hiện mình bị kẹt trong tình huống này. Danh tiếng của Thụy Sĩ đã chịu thiệt hại rất lớn. Cho đến tận bây giờ, những người có trách nhiệm trong công ty vào thời điểm đó vẫn đổ lỗi cho nhau về sự suy yếu của "gã khổng lồ".

"Đối với trường hợp của ngân hàng UBS, mọi hành động đều đã được thực hiện để cứu vãn tình thế vào lúc đó, thế nhưng tình huống của Swissair thì khác. Không ai làm gì vào thời khắc quyết định," Giám đốc Swissair cuối cùng, Mario Corti, cho biết trong một chương trình truyền hình.

Corti chỉ trích các ngân hàng lớn và chính phủ vì đã không ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của Swissair. Nhưng các đối thủ của ông nói rằng Corti nói riêng và cả hội đồng quản trị nói chung, đã không có cái nhìn tổng thể về toàn bộ vụ việc.

"Không có sự trợ giúp nào có thể đến kịp lúc để cứu Swissair. Mọi thứ đều đã quá muộn," Marcel Ospel, người lúc đó là giám đốc điều hành của UBS, cho biết ngay sau khi mọi việc kết thúc.

Biểu tượng “ngân hàng bay” của Thuỵ Sĩ phá sản, danh tiếng của các quốc gia bỗng sụp đổ - Ảnh 2.

Vào thời điểm đó, khái niệm "quá lớn để thất bại" không tồn tại. Bảy năm sau, vào mùa thu năm 2008, nội các đã sử dụng luật khẩn cấp để hỗ trợ ngân hàng UBS đang trong cảnh điêu đứng với khoản vay hơn 6 tỷ SFr. Sự hỗ trợ này đã cứu ngân hàng này khỏi phá sản và cứu lấy danh tiếng của Thụy Sĩ khi tồn tại với tư cách là một trung tâm tài chính.

Mọi thứ có thể đã diễn ra theo cách khác đối với Swissair.

"Tôi biết rằng trong tình huống khủng hoảng như thế này, tôi phải liên hệ với bộ tài chính kịp thời", Peter Kurer, chủ tịch UBS vào thời điểm đó, nói với tờ NZZ am Sonntag.

"Khi mọi mối liên hệ và mọi thứ đều trở nên chặt chẽ, tất cả các bộ trưởng liên quan đều liên tục được cập nhật thông tin họ cần," Kurer nói. Khi UBS từ chối cấp tín dụng cần thiết cho Swissair vào mùa thu năm 2001, Kurer là giám đốc pháp lý của UBS và đóng vai trò quyết định trong các cuộc đàm phán.

Biểu tượng “ngân hàng bay” của Thuỵ Sĩ phá sản, danh tiếng của các quốc gia bỗng sụp đổ - Ảnh 3.

Vào ngày 2/10/2001, sự sụp đổ của Swissair đã lan truyền khắp thế giới. Biệt danh "ngân hàng bay" vì có tính thanh khoản cao, lợi nhuận cao, danh tiếng xuất sắc về hoạt động cốt lõi và các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống và miễn thuế được đánh giá cao, đã tan thành mây khói.

Ngày hôm sau, nội các đã làm những gì họ đã từ chối hai ngày trước đó. Họ cung cấp một khoản tín dụng khẩn cấp trị giá 450 triệu SFr và cung cấp cho Swissair số tiền cần thiết để bắt đầu hoạt động trở lại.

Đối mặt với việc lỗ tài chính 17 tỷ SFr, SAirGroup sau đó đã đệ đơn lên tòa án với mong muốn hoãn lại việc này. Họ cần cơ cấu lại khoản nợ của mình.

Sau khi sáp nhập với hãng hàng không khu vực Crossair, công ty kế nhiệm Swiss bắt đầu hoạt động vào ngày 31/3/2002. Các nhà chức trách liên bang và các ngân hàng đã cùng nhau bơm hơn 3 tỷ SFr vào quá trình tái cấu trúc phức tạp và rối ren của doanh nghiệp này, bao gồm 1,7 tỷ SFr của người nộp thuế.

Mặc dù vậy, Swiss đã không bao giờ có thể đạt đến đỉnh cao mà họ hướng tới. Có quá nhiều sự nhiễu loạn và môi trường kinh tế quá bất ổn.

Khi được Lufthansa của Đức tiếp quản vào mùa xuân năm 2005, công ty chỉ trị giá 340 triệu SFr. Nhưng bây giờ với tư cách là một công ty con, Swissair đang tạo ra lợi nhuận lành mạnh cho các chủ sở hữu người Đức.

Biểu tượng “ngân hàng bay” của Thuỵ Sĩ phá sản, danh tiếng của các quốc gia bỗng sụp đổ - Ảnh 4.

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc đối với các cựu thành viên hội đồng quản trị và ban lãnh đạo của Swissair. Yêu cầu bồi thường thiệt hại trị giá tổng cộng 3 tỷ SFr từ nhà thanh lý của Swissair là Karl Wüthrich vẫn đang chờ họ giải quyết.

Hiện vẫn chưa rõ liệu những người nắm giữ vị trí cao có thể phải bồi thường những thiệt hại đó từ tài sản riêng của họ hay không. Bản thân Wüthrich cũng cho biết việc khiếu nại sẽ được xử lý tại tòa án dù có hay không sự dàn xếp từ trước.

Các hành động tố tụng hình sự đã kết thúc nhiều năm về trước. Vào tháng 6/2007, tòa án khu vực ở Bülach đã tuyên trắng án về mọi tội danh cho tất cả 19 bị cáo, trong đó có một số lượng đáng kể các nhân vật kinh doanh lớn của Thụy Sĩ.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Thị trường chứng khoán (26/5): Cổ phiếu bất động sản, thép giữ nhịp thị trường, VN-Index xanh nhẹ trên tham chiếu

Diễn biến tích cực tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ là nhân tố giữ nhịp thị trường trong phiên hôm nay. VN-Index chốt phiên tại mốc 1.268,57 điểm tăng nhẹ 0,14 điểm so với mốc tham chiếu. Cuối phiên chỉ số vẫn chưa vượt được mốc 1.270 điểm và duy trì xu hướng đi ngang.

Đại Lộ Thương Mại Phú An Khang - điểm đến lý tưởng đầu tư sinh lợi, an cư lâu dài

Đại Lộ Thương Mại Phú An Khang thuộc dự án Thạnh Phú Center tọa lạc tại vị trí trung tâm của huyện Thạnh Phú, Bến Tre và nằm trên tuyến đường huyết mạch nối 2 huyện: Ba Tri - Thạnh Phú với nhiều tiềm năng phát triển rất lớn, tạo nên “tam giác vàng” giao thương trù phú.

Chuyện Vua Dép Lốp và Cường "phò mã”: Bỏ ghế phó giám đốc theo nghiệp làm dép cao su của bố vợ, tham vọng tạo nên “đôi dép quốc dân” Việt Nam

Nguyễn Tiến Cường có 8 năm khởi nghiệp với nghề làm dép thì 3 năm hầu như không bán được đôi nào, 2 năm Covid khiến việc kinh doanh đóng băng. Tính ra, chặng đường khởi nghiệp của Cường là bản hợp ca lẫn lộn, mà buồn có thể nhiều hơn vui. Nhưng Cường bảo anh không sợ khó, không sợ khổ, cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện từ bỏ, vì “trong đầu tôi chỉ nghĩ đến làm dép, không làm dép thì làm gì”.