Khởi nghiệp

Nền tảng cho vay học phí Rootopia nhận 1 triệu USD đầu tư từ các quỹ Genesia Ventures, ThinkZone Ventures và BK Fund

Rootopia là nền tảng công nghệ tài chính được khai sinh với mục đích hỗ trợ học viên, sinh viên có thể tiếp tục giấc mơ học tập, thông qua việc giải quyết những khó khăn trong vấn đề học phí và xa hơn nữa.

Dựa trên kết nối của nền tảng, các Nhà bảo trợ tài chính (Angel) có thể đầu tư vào các trường hợp cần vay đóng học phí một cách nhanh chóng và trực quan. Rootopia thực hiện chặt chẽ phần thẩm định để chắc chắn nguồn vốn được đầu tư đúng người, đúng mục đích và người vay có đủ khả năng trả nợ.

Một bước vượt trội của Rootopia đó là tiền học phí được đóng trực tiếp cho tài khoản nhà trường, từ đó hạn chế nhiều các trường hợp sử dụng sai mục đích.

screen-shot-2022-11-15-at-11.22.57-am.png

Quy trình vay tiền học phí của Rootopia khá đơn giản.

Qua hơn 1 năm hoạt động, nền tảng này đã giúp kết nối hỗ trợ tài chính cho học sinh - sinh viên tại hơn 100 trường học, trung tâm tại hơn 10 tỉnh thành được tiếp tục học tập. Trong đó có tới hơn 70% đại diện các gia đình được bảo trợ là các mẹ và các bạn nữ sinh viên. Thông qua sự hỗ trợ của Rootopia và các Angel, nhiều em đã gặt hái được nhiều thành tích tốt trong học tập.

Nhờ đó, Rootopia vừa nhận đầu tư 1 triệu USD vòng pre-seed từ 3 quỹ đầu tư quen mặt trong giới startup Genesia Ventures, ThinkZone Ventures và BK Fund. Nếu nhìn kỹ vào danh mục đầu tư của 3 quỹ này, không khó để thấy trước đó họ đã có vài deal đầu tư chung: Genesia Ventures và ThinkZone Ventures đều đã bỏ vốn vào Fundiin, còn ThinkZone Ventures và BK Fund cùng đầu tư vào eJoy English, Gimo..

Cũng theo các Nhà đầu tư, thì tình hình thị trường Việt Nam cũng hứa hẹn nhiều dư địa phát triển cho Rootopia.

Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có truyền thống hiếu học, nên việc các gia đình rất quan tâm tới việc học của con cái. Một khảo sát của Nielsen cho hay các gia đình dành tới gần phân nửa (47%) thu nhập cho chi tiêu giáo dục.

rootopia-team.jpg

Đội ngũ Rootopia.

Thứ hai, trong điều kiện các trường học, đặc biệt là đại học đang được mở cửa để tăng quyền tự chủ và bớt phụ thuộc ngân sách Nhà nước, điều đó dẫn tới mức học phí có thể tăng đến 10% mỗi năm. Cộng với tình hình tăng giá cả tiêu dùng hiện tại, thì các khoản chi phí cho một học sinh - sinh viên ngày càng tăng hơn, dẫn tới áp lực tài chính lên gia đình của học sinh – sinh viên càng lớn.

Theo đó, đã có khá nhiều học sinh không thể tiếp tục con đường đến với cấp bậc Đại học, khiến tỷ lệ học sinh chuyển cấp giảm dần, đặc biệt từ THCS sang THPT chỉ còn 69%, trong khi đó mục tiêu của Chiến lược giáo dục 2011-2020 là 80%.

Bên cạnh đó, số lượng sinh viên tốt nghiệp cũng có xu hướng giảm, đến năm 2020 đã giảm tới 11,04% so với năm 2015 (tương đương 242.400 sinh viên). (Theo báo cáo tổng quan giáo dục của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Tổng cục Thống kê).

Với việc nhận khoản đầu tư khá lớn như trên, startup này cho biết sẽ tiếp tục các hướng đi chiến lược nhằm thử nghiệm và phát triển sản phẩm - người dùng; đồng thời, đào sâu hoàn thiện nền tảng công nghệ để phục vụ khách hàng an toàn và hiệu quả trên quy mô lớn, giúp nhiều bạn trẻ hơn nữa có thể tiếp tục con đường học tập.

ceo-nguyen-xuan-truong.png

Nguyễn Xuân Trường (Trường Bomi) - Co-Founder Rootopia.

Ở khía cạnh khác, Rootopia được thành lập bởi anh Nguyễn Xuân Trường (Trường Bomi), Trần Quang Khánh và cộng sự.

Anh Trường là nhân vật quen thuộc trong giới startup công nghệ với nhiều vị trí trải qua như CEO Ahamove, Giám đốc kinh doanh MoMo... Ngoài ra, không ngừng tò mò với bài toán công nghệ hóc búa, anh Khánh đã góp sức cùng sáng lập và CTO của GEEK Up, đứng đằng sau sự phát triển ươm mầm các sản phẩm fintech của của SSI, Shinhan Finance, TPBank, Waitrr, Funding Society...

Genesia Ventures là quỹ đầu tư mạo hiểm tới từ Nhật Bản tập trung đầu tư vào các startup công nghệ ở giai đoạn sớm với tầm nhìn đầu tư dài hạn và bền vững trong việc tạo ra nhiều cơ hội phát triển và giá trị tích cực cho xã hội.

Genesia Ventures hoạt động đầu tư mạnh mẽ tại 3 thị trường chính: Nhật Bản, Indonesia và Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 200 triệu USD. Quỹ Genesia Ventures đã đầu tư vào hơn 10 startup ở Việt Nam, như Homedy, Luxstay, Kamereo, Manabie, eDoctor, BuyMed, Vietcetera, Fundiin, Selly, M Village.

ThinkZone Ventures : là quỹ đầu tư có nguồn lực nội địa lớn nhất Việt Nam, đầu tư vào các startup công nghệ trong giai đoạn từ Pre-Seed tới Series A, với mức đầu tư có thể lên tới 3 triệu USD. Một số startup nổi bật ThinkZone Ventures đã đầu tư gồm: EMDDI, eJoy English, Gimo, Edupia, Fundiin...

BK Fund : là quỹ đầu tư cho startup/spinoff trong lĩnh vực công nghệ ở giai đoạn sớm được thành lập từ Mạng lưới Cựu sinh viên Bách khoa. BK Fund là mô hình tiêu biểu cho quỹ đầu tư Cựu sinh viên, thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo giữa Trường Đại học Bách khoa và các doanh nhân Bách khoa. Một số startup tiêu biểu của BK Fund tới nay gồm eJoy English, Gimo, N2TP...

Các tin khác

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

Biển Đông sắp đón áp thấp nhiệt đới

Chiều nay (3/7), một vùng áp thấp vừa hình thành ở khu vực phía đông bắc của đảo Luzon của Philippines, ngay sát Biển Đông. Dự báo trong đêm nay và ngày mai (4/7), vùng áp thấp này có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, hoạt động trên Biển Đông.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Giá vàng bất ngờ bật tăng

Sáng nay (22/6), giá vàng trong nước lại quay đầu tăng trở lại. Theo đó, giá vàng miếng SJC tiến sát mốc 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhẫn 117,5 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (22/6), miền Bắc tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, lũ tiếp tục cao trên sông Cầu, sông Lô, sông Hồng. Tình trạng ngập úng cục bộ tiếp diễn tại các vùng trũng thấp ven sông. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Dự báo từ mai (23/6), mưa lớn giảm dần ở miền Bắc.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Người mua vàng lỗ nặng

Sáng nay (9/6), giá vàng miếng SJC quanh mốc 117 triệu đồng/lượng. Như vậy, chỉ sau 2 tháng, nhà đầu tư “đu" đỉnh vàng lỗ hơn 9 triệu đồng/lượng

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Miền Bắc sắp đón mưa dông

Chiều tối và đêm nay (14/5), miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối nay. Các khu vực khác ngày nắng, ít mưa.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.