Khoa học

5 nước gây ô nhiễm nhất khiến các nước khác thiệt hại 6.000 tỉ USD

5 nước gây ô nhiễm nhất khiến các nước khác thiệt hại 6.000 tỉ USD - Ảnh 1.

Khói bốc lên tại nhà máy lọc dầu ở Mỹ - Ảnh: Washington Post

Hãng tin Reuters dẫn nghiên cứu đăng ngày 12-7 của trường Đại học Dartmouth (Mỹ) cho thấy mối tương quan giữa phát thải ở nước này đến kinh tế của nước khác. 

“Lần đầu tiên, chúng tôi có thể chỉ ra mối liên hệ rõ ràng và có ý nghĩa thống kê giữa lượng khí thải của các quốc gia cụ thể và thiệt hại kinh tế mà các quốc gia khác phải gánh chịu” - ông Christopher Callahan, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Theo nghiên cứu, một nhóm nhỏ các nước gây ô nhiễm nặng nhất gây ra thiệt hại kinh tế hàng nghìn tỉ USD, trong đó các nước nghèo ở phía nam địa cầu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

Cụ thể, trong giai đoạn từ 1990-2014, 2 nước phát thải nhiều nhất là Mỹ và Trung Quốc gây tổn thất cho thu nhập toàn cầu hơn 1.800 tỉ USD mỗi nước. Tính về phát thải trên đầu người, Mỹ là nước gây ô nhiễm nặng hơn khi có số dân chỉ bằng 1/4 so với Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc chỉ mới bắt đầu công nghiệp hóa từ nửa sau thế kỷ 20 và tăng tốc trong 2 thập kỷ gần đây. 

Trong khi đó, Nga, Ấn Độ và Brazil, mỗi nước gây thiệt hại hơn 500 tỉ USD trong giai đoạn này. Tổng thiệt hại tương đương với 11% GDP toàn cầu trong giai đoạn này.

Nghiên cứu sử dụng siêu máy tính để đánh giá tác động qua lại giữa các nước. Nhiệt độ tăng có thể gây ra thiệt hại kinh tế cho một quốc gia thông qua nhiều hình thức khác nhau như giảm năng suất nông nghiệp, năng suất lao động. Ngược lại, đối với một số quốc gia ở phía bắc có nhiệt độ thấp, việc thời tiết ấm lên có thể thúc đẩy năng suất cây trồng.

"Nghiên cứu này cung cấp những ước tính có giá trị pháp lý về những thiệt hại tài chính mà các quốc gia phải gánh chịu do các hoạt động gây biến đổi khí hậu của các quốc gia khác" - Justin Mankin, nhà khoa học tham gia nghiên cứu, cho biết.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Phú Quốc: Hành lá vượt ngưỡng hơn 250.000 đồng/kg

Những ngày qua do ảnh hưởng của mưa bão, tàu thuyền không hoạt động, các mặt hàng rau củ quả không cung cấp được cho Phú Quốc đã tăng giá một cách chóng mặt, đặc biệt là hành lá và rau muống.

Lý giải hiện tượng “lạ” của thị trường căn hộ: Giá mở bán lần đầu tăng, mua đi bán lại giảm

Theo lý giải của chuyên gia, giá nhà chung cư tăng trên thị trường sơ cấp do chi phí nguyên vật liệu leo thang, nguồn cung khan hiếm khiến thị trường tiếp tục thiết lập mặt bằng giá mới. Trong khi đó, thị trường thứ cấp nhà đầu tư mua đi bán lại đang đối mặt với nhiều khó khăn, giá giảm do khó vay vốn ngân hàng.