Hiện tại, phần lớn mọi người có hai cách để tích lũy tài sản. Thứ nhất là cất giữ trong ngân hàng, chủ yếu là tiền mặt; thứ hai là chọn mua nhà và đầu tư, để tài sản gia đình được bảo toàn, hoặc thậm chí là sinh lời... Nhiều người mua nhà và đầu tư để bảo toàn giá trị, sau đó để sẵn một khoản tiền mặt nhỏ để chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp.
Hiện tại, cách tiếp cận này đã lỗi thời hơn nhiều so với trước đây.
Cất tiền chẳng khác gì "ném tiền qua cửa sổ"
Đầu tiên phải nói đến tiền mặt hiện nay không thể tránh khỏi thực tế ngày càng ít giá trị.
Tại sao tiền mặt lại mất giá? Lý giải cho câu hỏi này có thể gói gọn trong một câu: "Khi cung tiền quá nhiều, tiền sẽ ngày càng mất giá". Nhiều người có thể không hiểu vì sao lại như vậy. Để hiểu rõ hơn có thể lấy một trường hợp cụ thể như sau. Ví dụ tổng số tiền chỉ có 10.000 đồng trong khi còn 1.000 mặt hàng, giá của 1.000 mặt hàng này là 10 đồng một món. Nhưng nếu tổng số tiền bây giờ là 20.000 đồng mà hàng hóa vẫn là 1.000 như cũ, khi bạn muốn mua hàng, bạn phải trả thêm đến 20 đồng.
So sánh với trước đây, có thể thấy rõ được thực tế này. Chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn nhưng song song bên cạnh đó, giá cả cũng leo thang, nên dù có rất nhiều tiền, cuộc sống cũng chưa chắc đã tốt hơn là bao.
Có thể nói, đối với tiền mặt, mất giá là chuyện rất bình thường. Vì vậy việc giữ toàn bộ số tiền mặt trong tay là một lựa chọn không hề khôn ngoan, cất tiền mặt đồng nghĩa với việc chờ tài sản của mình từ từ mất giá.
Đầu tư thông minh giúp tài sản tăng lên nhanh chóng. Ảnh: Lastestphonezone
Nhà đất không còn là cách đầu tư khôn ngoan
Đối với việc đầu tư bằng cách mua nhà, chắc chắn trước đây là một hướng đi rất tốt, nhưng hiện tại, thị trường bất động sản đã có những biến động lớn. Vì trước đây giá nhà đất tăng rất nhanh nên sau khi đầu tư và mua nhà thì sau hai năm đợi giá tăng lên có thể thu lợi nhuận từ đó.
Nhưng hiện tại, giá nhà ở đã rất cao, điều này có thể thấy được từ tỷ lệ giá nhà trên thu nhập. Cái gọi là tỷ lệ giá nhà trên thu nhập là tỷ lệ giữa tổng giá nhà ở của một gia đình với thu nhập khả dụng của hộ gia đình đó. Hiện nay, đặc biệt tại các đô thị, các chung cư có giá rất cao chưa nói đến nhà đất. Theo tính toán, nhiều gia đình thậm chí phải mất hơn 20 năm mới có đủ tiền mua một ngôi nhà, với điều kiện không chi tiêu thêm bất cứ khoản nào khác.
Vì vậy, hiện tại, đầu tư vào một căn nhà là điều không nên, rủi ro khi đầu tư mua nhà lớn hơn trước rất nhiều, lợi nhuận thu về cũng giảm so với trước đây. Một chủ tịch ngân hàng cũng đã thẳng thắn nói rằng: "Nhà và tiền mặt sẽ mất giá trong 10 năm, và bạn sẽ cảm thấy an toàn khi cầm trên tay hai thứ".
Hai điều bạn nên nắm chắc trong tay:
1. Kiến thức
Trong thời đại ngày nay, nhiều người đã mắc phải một sai lầm, đó là suy nghĩ quá nhiều và đọc quá ít.
Nhiều người mưu tính cơ hội, làm việc lớn, kiếm tiền mà thường bỏ qua một điều kiện quan trọng, đó là học hành. Nói đến chữ "đọc", nhiều người hiện nay đang rơi vào "vòng chết" của việc đọc sách giáo khoa.
Trong cuộc sống, hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc đọc sách như đọc những cuốn sách như toán học, tiếng Anh, lịch sử... Họ chưa bao giờ nghĩ rằng thế giới rộng lớn đến vậy, có muôn hình vạn trạng, sách cũng đủ thể loại, tại sao không mở rộng vốn kiến thức của mình ra?
Kiến thức là khoản đầu tư không bao giờ lỗ. Ảnh: Purplecrest
Theo Pew Research, trung bình người Mỹ đọc khoảng 4 cuốn sách mỗi năm. Thậm chí 1/4 số người được khảo sát đã không đọc dù chỉ một cuốn sách. Ngược lại, những doanh nhân thành công trung bình đọc tới 17 cuốn sách mỗi năm. Đặc biệt hơn, Bill Gates nằm ngoài bảng xếp hạng vì ông đọc 50 cuốn sách mỗi năm. Hay nói cách khác, ông đọc 1 cuốn sách mỗi tuần.
Trong một bài phỏng vấn với tạp chí TIME, nhà sáng lập Microsoft cho biết đọc sách hơn 1 giờ mỗi ngày là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của ông. Gates nói: "Mỗi cuốn sách đều dạy tôi điều gì đó mới mẻ hoặc giúp tôi nhìn nhận mọi thứ theo cách khác. Đọc sách khơi dậy cảm giác tò mò về thế giới, và nó đã giúp tôi tiến lên trong sự nghiệp".
2. Các mối quan hệ
Doanh nhân Jack Welch từng nói: “Một người sau lưng bạn nói bạn thế nào phụ thuộc vào chất lượng bữa ăn lần cuối bạn mời họ ra sao.”
Mời người khác một bữa cơm cũng không đáng bao tiền. Nhưng với một người nghèo mà nói, đó là một khoản lớn. Suy cho cùng, một bữa ăn trong nhà hàng lớn có thể tốn đến vài trăm, thậm chí vài triệu đồng.
Theo lẽ thường, người giàu mời người nghèo ăn cơm là lẽ đương nhiên. Người nghèo mời người giàu là chuyện ít thấy.
Những người thực sự khôn ngoan sẽ không quản giàu nghèo mà chú trọng đến việc có qua có lại trong xã giao, tuyệt đối không ăn không uống không của người khác mãi. Khi cần thiết, hãy mời người khác ăn một bữa cơm, vừa biểu thị sự cảm kích, vừa gia tăng tình cảm.
Nợ ân tình là thứ khó trả nhất, cũng là thứ thiết thực nhất. Khi người nghèo qua lại với người giàu, có thể họ không thể dùng vật chất để nịnh nọt, mà chỉ có thể đối đãi bằng sự chân thành.
Hãy tin rằng những người sẵn sàng giúp đỡ bạn không phải vì họ thích tiền của bạn, mà vì họ nhìn thấy nhân phẩm của bạn, cảm nhận được khí khái của bạn.