Đóng cửa, VN-Index giảm 18,22 điểm (1,72%) xuống 1.042,4 điểm, HNX-Index giảm 6,7 điểm (3,07%) về 211,34 điểm, UPCoM-Index giảm 0,82 điểm (0,98%) xuống 82.28 điểm.
Kịch bản hồi phục không thế duy trì đến hết phiên do áp lực bán gia tăng khi VN-Index chạm kháng cự 1.060 điểm.
Đà giảm chủ yếu vẫn nằm ở nhóm cổ phiếu trụ với 25 mã giảm trong rổ VN30, số ít mã giữ được sắc xanh là VCB, VRE, BCM và MSN, trong khi VHM đứng giá tham chiếu. Bên chiều giảm giá, GVR và SSI dẫn đầu với tỷ lệ 6,7% và 6,6% xuống 18.000 đồng/cp và 27.500 đồng/cp, sắc đỏ của các mã ngân hàng nhưTCB, BID, STB, CTG, MBB, ... cũng góp phần gây áp lực lên chỉ số.
Sắc đỏ bao phủ thị trường trong phiên hôm nay. Ghi nhận trên sàn HOSE, số mã giảm giá là 393 mã, áp đảo so với 111 mã tăng giá và 56 mã đứng giá tham chiếu. Số cổ phiếu giảm sàn trên toàn thị trường tăng trong phiên chiều với 58 mã, trong đó sàn HOSE chiếm chủ yếu với 41 đại diện. Các mã giảm hết biên độ phân bổ ở nhiều lĩnh vực như chứng khoán (VIX, PHS), bất động sản (SZC, VGC), thủy sản (ANV, IDI), điện (GEX), bán lẻ (FRT), gỗ (SAV, GTA), ...
Đà giảm giá của thị trường diễn ra trên diện rộng với sắc đỏ phủ bóng tại hầu hết các nhóm ngành. Là nhóm nhạy cảm với diễn biến thị trường, cổ phiếu của các công ty chứng khoán đồng loạt lao dốc về cuối phiên. VIX và PHS đóng cửa trong sắc xanh lơ, trong khi VND, SSI, VUA, CTS, BSI gần chạm giá sàn, MBS mất 7% thị giá, trong khi CSI, FTS, HCM, EVS, ORS, AGR, VIG, IVS, HBS giảm hơn 4%.
Về thanh khoản của thị trường, tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay đạt gần 638 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 11.985 tỷ đồng. Tính riêng trên HOSE, giá trị khớp lệnh ghi nhận hơn 8.800 tỷ đồng, giảm 29% so với phiên trước.
Tính đến 14h05, VN-Index giảm 4,4 điểm (0,41%) về 1.056,22 điểm, VN30-Index giảm 5,55 điểm (0,52%) xuống 1.062,02 điểm.
VN-Index thu hẹp đà giảm trong phiên chiều với động lực dẫn dắt đến từ nhóm vốn hóa lớn. Tại rổ VN30, nhiều cổ phiếu trụ dần lấy lại đà tăng, điển hình là VRE dẫn đầu đà tăng của nhóm với tỷ lệ 4,1% lên 23.850 đồng/cp. Hay như VCB vượt qua MSN trở thành trụ đỡ tích cực nhất thị trường với mức đóng góp hơn 1,2 điểm cho VN-Index.
Độ rộng thị trường cũng có sự cải thiện khi số mã xanh tăng nhẹ so với phiên sáng. Theo quan sát, nhiều cổ phiếu đơn lẻ trong các nhóm ngành có sự bứt phá như HMC (+6,5%), YEG (+3,8), BIC (+4,6%), OGC (+4,6%), SRC (+4,1%), VPG (+3,3%), ...
VN-Index dừng phiên sáng ở 1.053,12 điểm, giảm 7,5 điểm (0,71%) so với phiên trước, HNX-Index giảm 2,66 điểm (1,22%) về 215,38 điểm, UPCoM-Index giảm 0,56 điểm (0,67%) xuống 82,54 điểm.
Sau phiên hồi phục cuối tuần trước, VN-Index được kỳ vọng có thể tiếp diễn đà tăng trong phiên giao dịch hôm nay (30/10) để kiểm tra khoảng trống giảm giá quanh 1.083 - 1.100 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán xuất hiện ngay đầu phiên khiến chỉ số chính sàn HOSE mất hơn 7 điểm khi mở cửa.
Thị trường phiên sáng có nhịp giảm khá mạnh về gần mốc 1.047 điểm tuy nhiên áp lực bán dần hạ nhiệt khiến VN-Index rút chân chỉ còn giảm 7,5 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận 238 mã tăng, 517 mã giảm và 178 mã đứng giá tham chiếu. Rổ VN30 ghi nhận 23/30 mã đỏ; duy nhất MSN giữ được sắc xanh với mức tăng 1,2% lên 58.500 đồng/cp; 6 cổ phiếu giữ giá không đổi là ACB, HPG, PLX, TPB, VCB và VHM.
Thị trường giao dịch chậm với thanh khoản "hụt hơi" trong phiên sáng nay. Tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường chưa đến 233 triêu đơn vị, tương đương hơn 4.080 tỷ đồng. Giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE vỏn vẹn 3.038 tỷ đồng, giảm 35% so với phiên trước và chỉ bằng một nửa giá trị trung bình trong khoảng 1 tháng trở lại đây.
Trong khi phần lớn bluechip đã thu hẹp đà giảm, TCB vẫn mất 3,6% thị giá khi dừng phiên sáng và là tác nhân ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số chung. Cùng với đó, sắc đỏ của GVR, BID, BCM, VPB, VIC, ... cũng là những lực cản chính của thị trường. Chiều ngược lại, nỗ lực nâng đỡ chủ yếu đến từ PGV và MSN nhưng số điểm đóng góp cho VN-Index không đáng kể.
Tại thị trường Mỹ, đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/10, chỉ số Dow Jones giảm 367 điểm, tương đương 1,12% và đóng cửa ở mức 32.418 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,48% và chốt phiên với 4.117 điểm. Mức này thấp hơn 10,3% so với đỉnh của năm đạt được vào hôm 31/7. Như vậy, S&P 500 đã rơi vào vùng điều chỉnh, vùng khi các chỉ số giảm hơn 10%.
Trong khi đó, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,38% lên 12.643 điểm nhờ Amazon.Cổ phiếu của gã khổng lồ này tăng thêm hơn 6% sau khi công ty báo cáo kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng của các nhà phân tích về cả doanh thu và lợi nhuận trong quý III.
Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.
Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.
Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.
Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.
Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.