Công nghệ

Viettel CyberWork - nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp

Báo cáo của Google Brain cho thấy, thị trường kinh tế số Việt Nam năm 2022 dự kiến đạt 23 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến đạt 31%. Cũng theo báo cáo công bố năm 2022 của GSMA, Việt Nam xếp thứ 7 trong số các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương về xã hội số.

Những con số trên cho thấy bức tranh toàn cảnh về chuyển đổi số của Việt Nam và tiềm năng phát triển lớn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo đại diện Viettel IDC, hiện chỉ có 2,2% doanh nghiệp nắm bắt và ứng dụng công nghệ vào việc thu thập, phân tích số liệu, phục vụ cho các quy trình tự động hóa. Ngoài ra, 35,5% doanh nghiệp đang bắt đầu số hóa tài liệu và các quy trình. 60% còn lại chưa thực sự bước chân vào hành trình chuyển đổi số.

Với sự thuận lợi của thương mại hóa và cởi mở trong chính sách của Nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội phát triển với tốc độ tăng trưởng nóng về cả doanh thu lẫn cơ cấu nhân sự. Nhưng nếu phát triển không đồng đều, thiếu hệ thống quản trị chuyên nghiệp... sẽ kìm hãm tốc độ phát triển trong dài hạn.

Nhận thấy được những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải, Viettel IDC ra mắt dịch vụ Viettel CyberWork - giải pháp giúp tự động hóa quy trình, quản lý công việc, số hóa và tối ưu kho lưu trữ tài liệu. Viettel CyberWork có giao diện đơn giản trên một nền tảng, cho phép sử dụng từ xa qua môi trường Internet, góp phần gia tăng hiệu suất làm việc, nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, tạo nền tảng cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Một trong những nền tảng cơ bản cho hoạt động chuyển đổi số là số hóa. Dịch vụ Viettel CyberWork cho phép doanh nghiệp số hóa mọi quy trình thủ tục. Các quy trình nghiệp vụ thực tế được chuẩn hóa và quản lý một cách chặt chẽ, giúp theo dõi, giám sát chi tiết công việc. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát, phát hiện nhanh chóng điểm ách tắc, đo lường và điều chỉnh phù hợp cho mọi hoạt động; đánh giá chính xác hiệu suất làm việc của từng phòng ban, cá nhân.

Số hóa là nền tảng cho hoạt động chuyển đổi số.

Số hóa là nền tảng cho hoạt động chuyển đổi số. Ảnh: Viettel IDC

Giải pháp cũng cung cấp không gian lưu trữ chung, an toàn, bảo mật, cho phép các nhân sự, bộ phận chia sẻ và truy cập thông tin dễ dàng theo phân quyền định sẵn. Một ưu điểm khác là tối ưu ngân sách. Theo các chuyên gia, những doanh nghiệp lớn sử dụng tự động hóa sẽ tiết kiệm được khoảng từ 20-40% chi phí.

Đại diện Viettel IDC nhấn mạnh, chuyển đổi số không phải đích đến chỉ trong ngày một ngày hai, mà là quá trình không ngừng thay đổi. Hành trình này cần đi từng bước và có lộ trình rõ ràng để yếu tố công nghệ, con người luôn nâng cấp cùng nhau. Lưu ý thêm, ứng dụng những công nghệ cấp tiến cho một đội ngũ truyền thống sẽ tạo ra những lỗ hổng trong quá trình chuyển đổi. Chính vì vậy, để tránh tạo ra sự đình trệ trong đổi mới, chuyển đổi số cần thực hiện từng bước một cách bài bản, khoa học để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm