Theo tờ Space, vào hôm 14-12, vết đen Mặt Trời này đã bắn ra ít nhất 8 quả pháo sáng vũ trụ. Một trong số chúng - mang mã số M6 - đã gây ra sự cố mất điện vô tuyến sóng ngắn trên Đại Tây Dương vào lúc 21 giờ 42 phút (giờ Việt Nam) tối 14-12.
Một quả pháo sáng vũ trụ được khai hỏa từ vết đen Mặt Trời AR3165 - Ảnh: SDO/NASA
Các quả pháo sáng vũ trụ này gây ra thứ gọi là bão địa từ hay bão Mặt Trời, là những vụ bùng nổ bức xạ điện từ di chuyển với tốc độ ánh sáng. Khi va chạm với các đường sức từ trong từ quyển của Trái Đất, chúng có thể gây nhiễu loạn hệ thống điện, viễn thông, thậm chí khiến vệ tinh "lạc đường".
Các quả pháo sáng loại X là mạnh nhất, loại M theo sau. 8 quả hướng về Trái Đất hôm 14-12 là loại M nhưng các nhà khoa học ngờ rằng sẽ có một quả loại X vào hôm 15-12, kèm theo là một "vụ phóng khối lượng đăng quang", tức CME, một quả cầu lửa khổng lồ bằng plasma.
Khi CME xuất hiện, cực quang thường thắp sáng bầu trời địa cực Trái Đất nhưng cũng có thể khiến vệ tinh bị đánh bật khỏi quỹ đạo.
Vết đen Mặt Trời AR3165 mới xuất hiện gần đây trên phần nhìn thấy được của Mặt Trời. Đó là nơi các đường sức từ bị xoắn lại và căng. Sự dồn nén này sẽ làm thỉnh thoảng những quả pháo sáng mang đầy năng lượng được bắn ra, như một kiểu giải tỏa.