Kể từ khi smartphone trở nên phổ biến, gần như tất cả mọi người như được “bật công tắc” trở thành những nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Việc chia sẻ những khoảnh khắc thường ngày cho người thân, bạn bè hay lưu giữ kỷ niệm cho hậu thế bỗng dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nhưng tại Nhật Bản khoảng giữa thế kỷ trước, câu chuyện lại hoàn toàn khác. Thời ấy, máy ảnh là một công cụ chuyên nghiệp, đắt tiền và không phải ai cũng có thể sở hữu, đặc biệt trong thời hậu chiến.
Vì lẽ đó, những bức ảnh xưa về thời đại ấy càng trở nên quý báu. Hơn nữa, chỉ vài tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc đôi khi có thể tái hiện cả một thời đại.
Vậy thì hãy tưởng tượng cảm giác của một nhiếp ảnh gia Nhật Bản, khi anh tìm cờ phát hiện ra một chiếc thẻ nhớ được người chú gửi tặng khi ông qua đời.
Chiếc thẻ SD nhỏ bé ấy hoá ra chứa trong mình cả một kho tàng đồ sộ về quy mô lẫn giá trị, với hơn 16.000 bức ảnh được ông nội anh chụp trong khoảng những năm 30-60 khắp nước Nhật. Cảm giác lướt qua kho ảnh ấy có lẽ không khác gì bước lên một “cỗ máy thời gian” về quá khứ gần 1 thế kỷ trước.
Ông nội của Shuhei - Miyazawa Takashi.
Không giấu được sự phấn khích, Miyazawa Shuhei - người may mắn nhận được chiếc thẻ trên - chia sẻ một phần kho tàng lên mạng xã hội Twitter và nhận về gần 100 nghìn lượt thích.
Việc là một nhà thiết kế web và nhiếp ảnh gia càng khiến Shuhei trân trọng kho tàng này. Mặc dù đây không phải lần đầu Shuhei nhận được một chiếc thẻ nhớ tương tự, nhưng đây là chiếc đầu tiên có kho tàng quý giá như vậy.
“Ông tôi là một người nghiên cứu về kỹ thuật ống kính và thiên văn học. Nhờ có ông tôi mới biết về máy tính và sở hữu máy ảnh. Ông mất khi tôi 5 tuổi, nhưng tôi ước mình đã có thể nghe hết các câu chuyện của ông”.
Thật vậy, ông của Shuhei hẳn là một người kể chuyện xuất sắc khi nhìn vào những bức ảnh của ông. Một số lượng lớn ảnh được chụp vào giai đoạn những năm 40, thời kỳ trong và sau Đại chiến. Đa phần ảnh giai đoạn này được chụp tại Kyoto khi người ông làm việc tại một đài quan sát trong thành phố.
Các bức ảnh tái hiện địa điểm nổi tiếng như sông Kamo ở Kyoto.
Hoặc cầu Sanjo.
Cây cầu vẫn sừng sững đến ngày nay.
Những bức ảnh cũng tái hiện khung cảnh đường phố, rạp chiếu phim, rạp hát và các địa điểm vui chơi giải trí vào những năm 1900 hồi đó:
Bên cạnh đó là hình ảnh hoang tàn của các thành phố khi bị oanh tạc những năm cuối Đại chiến:
Một số tư liệu cũng ghi lại thời khắc giao thời của quá trình tiến lên hiện đại tại Nhật vào thế kỷ trước, như khi Nhật Bản bỏ tàu hơi nước để chuyển sang tàu điện những năm 50.
Ông Takashi đi nhiều, và ghi lại cả cảnh cuộc sống thường nhật ở nông thôn, trong cả khung cảnh lao động và vui chơi:
Nguồn: Soranews24