Kỹ năng sống

Sai lầm của cha mẹ khiến con lớn lên không biết cách chi tiêu, khắc phục ngay kẻo hối hận

Sai lầm của cha mẹ khiến con lớn lên không biết cách chi tiêu, khắc phục ngay kẻo hối hận - 1

Ảnh minh họa

Điều này không có nghĩa là chúng ta chỉ đổ lỗi cho cha mẹ về những sai lầm tài chính của mình, mà một khi bạn đã hiểu ra gốc rễ những thói quen xấu của mình, bạn cần có nỗ lực thay đổi chúng.

Dưới đây là những hành vi của cha mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tiền bạc của con:

1. Lấy người thành công làm hình mẫu

Mỗi người trẻ đều có những hình mẫu của riêng mình để học hỏi theo. Những câu chuyện về cá nhân thành công, giàu có và có tầm ảnh hưởng đã dần trở nên phổ biến.

Nhiều cha mẹ luôn muốn hướng con đi theo con đường mà những người thành đạt, giỏi giang từng đi, nhưng thực tế, mọi thứ lại không diễn ra như vậy. Điều này dễ lý giải, bởi nếu không, tất cả những người đọc sách về các tấm gương đó có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề tài chính của họ.

Ví dụ, Alex là cậu bé yêu thích máy tính từ nhỏ. Một lần, cha đọc cho anh nghe câu chuyện về Steve Jobs. Từ đó, chàng trai trẻ tuổi này bắt đầu thu thập tất cả thông tin về Apple. Khi đến tuổi học đại học, Alex quyết định không cần đi học, bởi vì Steve Jobs không cần tấm bằng đại học mà vẫn có thể thành công.

Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, Alex vẫn buộc phải đi học nếu muốn được thăng chức. Anh thường nói đùa rằng: "Những gì tốt cho Steve Jobs thì với tôi – một người bình thường, đó chỉ là một sự lãng phí thời gian".

2. Quá tiết kiệm

Cha mẹ luôn cố dạy bạn bài học về tiết kiệm và dường như từ chối tất cả những gì bạn muốn mua sắm khi còn nhỏ. Lớn lên, bạn sẽ chi tiêu hoang phí để bù đắp lại việc bị từ chối thời thơ ấu.

Giải pháp: Nói chuyện với cha mẹ về việc tại sao họ lại tiết kiệm, bạn có thể sẽ biết thêm nhiều lý do mà thời trẻ bạn không hiểu được. Nếu ý chí của bạn không đủ mạnh để ngăn chặn việc bội chi, hãy lập một kế hoạch tiết kiệm tự động. Đừng để lịch sử lặp lại, nếu bạn có con, hãy cho con biết tại sao cần thận trọng khi tiêu tiền để con biết lợi ích của việc tiết kiệm và không cảm thấy uất ức vì cha mẹ "keo kiệt".

3. Tiền luôn có sẵn

Ông Tim Sheehan, nhà sáng lập công ty công nghệ Greenlight, khuyên người lớn nên giúp trẻ hiểu rõ tiền kiếm được từ sức lao động chứ không có sẵn hay đơn giản là "mọc trên cây". "Bạn có thể cho con làm việc vặt trong nhà, điều này sẽ giúp chúng hiểu nếu làm việc thì sẽ có tiền". Quá trình này cũng giúp trẻ nâng cao tinh thần trách nhiệm và có thêm kinh nghiệm làm việc cá nhân, làm việc nhóm.

4. Cho trẻ thấy mình phải chật vật vì tiền

Việc liên tục than vãn về chuyện tiền bạc với con cái đôi khi sẽ tạo ra áp lực cho trẻ. Khi cha mẹ làm vậy, trẻ sẽ hình thành tâm lý sợ hãi cuộc sống trưởng thành. Thậm chí, trẻ sẽ coi tiền là gánh nặng và là mục tiêu số một trong cuộc sống sau này.

5. Cha mẹ không bao giờ dạy con về tiền bạc

Đây là một vấn đề phổ biến, thường do cha mẹ cũng không được giáo dục về tài chính. Người ta cho rằng tiền là điều tế nhị và ngại nói về nó, vì vậy nhiều cha mẹ đã không nói chuyện về tiền với bạn.

Bạn có thể sẽ rất dại dột trong quản lý tài chính, hoặc chi tiêu quá mức, hoặc không biết tiết kiệm, không biết đầu tư hoặc không có kế hoạch tài chính nói chung. Bạn không có nền tảng kiến thức về quản lý tiền bạc, vì vậy sẽ mắc sai lầm.

Giải pháp: Hãy đi học, có thể học trực tuyến hoặc theo các lớp học trực tiếp, hay gặp gỡ một cố vấn tài chính. Nếu bạn có con, hãy nói chuyện với trẻ về tiền bạc và để con tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch tài chính của bạn.

6. Được phép mua sắm vô tội vạ

Chuyên gia ngân sách Mỹ Andrea Woroch tin rằng sai lầm lớn nhất nhiều cha mẹ gặp phải là chiều con, sẵn sàng mua cho con những gì chúng thích.

"Nếu bạn liên tục mua cho con những thứ chúng đòi hỏi, bạn đang gián tiếp truyền cho chúng thói quen mua sắm bốc đồng".

Bà Andrea Woroch khuyên cha mẹ nên biến việc mua sắm thành các buổi học về tài chính. Ví dụ, khi trẻ đòi một món đồ chơi, cha mẹ hãy nhắc lại mục đích đến cửa hàng, món đồ trẻ muốn không nằm trong danh sách ban đầu. Nếu trẻ thực sự cần món đồ đó, bạn có thể cân nhắc hoặc hứa tặng trẻ vào dịp sinh nhật, Giáng sinh.

7. Sống lãng phí

Có lẽ họ sống như bồi thường cho những gì họ cảm thấy bị tước đoạt thời trẻ hoặc họ không muốn kém người khác. Bạn vì thế cũng sống lãng phí hơn nhu cầu thực tế và vượt quá khả năng của mình. Dù bạn cố không đi vào vết xe đổ của cha mẹ nhưng việc đó vẫn xảy ra. Lớn lên trong một gia đình mà mọi người sống xa hoa, sẽ rất khó để bạn chấp nhận một cuộc sống tiết kiệm.

Giải pháp: Nếu bạn không thể tự đi xa khỏi môi trường cám dỗ chi tiêu thì bạn cần phải đặt ra những ràng buộc cho bản thân: thiết lập khoản tiết kiệm tự động, không chi tiêu bằng thẻ tín dụng kiểu tiêu trước trả tiền sau.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm