Kỹ năng sống

PepsiCo thúc đẩy vai trò nữ giới trong sản xuất nông nghiệp

Cả hai chương trình đều được Công ty thực phẩm PepsiCo Việt Nam trình bày tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tăng cường vai trò phụ nữ trong một số chuỗi nông sản, tại Đắk Lắk hôm 25/10, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức, với sự tham gia của đại diện nhiều ban ngành, tổ chức trong nước và quốc tế. Đại diện doanh nghiệp khẳng định khi được trao quyền phát triển kinh tế, cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nữ giới hoàn toàn có thể bứt phá và đóng góp đáng kể.

Tại hội thảo lần này, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đồng tình: "Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong nông nghiệp, nông thôn. Việc nâng cao quyền năng kinh tế và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam ngày càng phát huy được năng lực, tiếp cận và thích nghi với cơ hội mới, có đóng góp quan trọng cho mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh của Việt Nam".

Với vai trò đồng chủ trì Nhóm công tác Đối tác Công tư (PPP) ngành hàng rau quả, PepsiCo đã giới thiệu phần chia sẻ của các nữ nông dân - những người làm chủ trang trại khoai tây và trực tiếp tham gia chuỗi giá trị ngành hàng. Cụ thể, các nông hộ này đã thực hiện thí điểm công nghệ mới trong canh tác như sử dụng trạm quan trắc thời tiết, hệ thống bón phân thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt, giảm phân bón hóa học, thay thế bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên... Các công nghệ này giúp tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tăng khả năng thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu. Các nữ nông dân cũng cùng gia đình tham gia thực hành canh tác an toàn và tuân thủ các chỉ số đánh giá về canh tác bền vững phát thải carbon thấp.

Đại diện PepsiCo chia sẻ những kết quả đạt được khi xây dựng các dự án hợp tác với nữ nông dân tại các vùng nguyên liệu. Ảnh: PepsiCo

Đại diện PepsiCo chia sẻ những kết quả đạt được khi xây dựng các dự án hợp tác với nữ nông dân tại các vùng nguyên liệu. Ảnh: PepsiCo

Các thí điểm này nằm trong khuôn khổ Dự án GDA do PepsiCo và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ, với mong muốn giúp nông dân nâng cao hiểu biết về công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp, thực hành kỹ thuật nông nghiệp tái tạo và quản lý trang trại - chuỗi cung ứng thông minh.

GDA Việt Nam là một phần của liên minh phát triển toàn cầu giữa PepsiCo và USAID trị giá 20 triệu USD, được triển khai tại 5 quốc gia (Ấn Độ, Pakistan, Colombia, Peru và Việt Nam) trong 5 năm (2020 - 2025). Mục tiêu của dự án GDA tại Việt Nam là chuỗi cung ứng ngành hàng khoai tây của PepsiCo sẽ đào tạo thành công ít nhất 900 nông dân, công nhân và đối tác; hỗ trợ ít nhất 19 trang trại mẫu thúc đẩy bình đẳng giới; tăng 85% năng lực về giới cho đội ngũ cán bộ của công ty thực phẩm PepsiCo Việt Nam.

Trong khi đó, Dự án She Feeds The World nhằm hỗ trợ sinh kế cho các nông dân, tập trung vào nhóm nữ nông dân đồng bào thiểu số còn nhiều khó khăn, với mong muốn giúp phụ nữ học cách tự chủ trong kinh tế lẫn cuộc sống. Dự án được PepsiCo triển khai từ 2019 ở 9 quốc gia, với các mục tiêu cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng của các hộ gia đình nông thôn, tập trung vào các nông hộ sản xuất quy mô nhỏ do phụ nữ làm chủ. Dự án đã đóng góp vào chuyển đổi các chuẩn mực xã hội về giới, cũng như hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận thị trường.

Hai dự án GDA và SFTW đem lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng nông dân, nhất là các nữ nông dân thuộc vùng nguyên liệu của PepsiCo. Ảnh: PepsiCo

Hai dự án GDA và SFTW đem lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng nông dân, nhất là các nữ nông dân thuộc vùng nguyên liệu của PepsiCo. Ảnh: PepsiCo

Từ năm 2022 tới 2024, dự án được đầu tư 1,1 triệu USD do Care International tại Việt Nam thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững và Trung tâm Phát triển Cộng đồng (CDC), hỗ trợ hơn 22.000 nông dân ở Đắk Lắk và Gia Lai nâng cao sinh kế, trong số đó có hơn 60% là nữ.

Tại Việt Nam, đến nay, chương trình đã hỗ trợ 3.136 người nâng cao kỹ thuật nông nghiệp bền vững; gia tăng vòng đời cho 750 tấn lá dứa mỗi năm (tương đương 1,3 tỷ đồng mỗi năm) bằng cách sử dụng nguyên liệu này trong may mặc, tăng 20% thu nhập cho nông dân; 700 người (trong đó 70% là phụ nữ) được đào tạo về các thực tiễn nông nghiệp hiện đại; 65 phụ nữ dân tộc thiểu số lần đầu tiên thực hành kỹ năng lãnh đạo khi chủ trì các cuộc họp nhóm và điều phối thực hiện các hoạt động cộng đồng...

Cả hai dự án đều đề cao giới như một yếu tố hỗ trợ kinh doanh thành công, nhằm tạo cơ hội cho nông dân - nhất là nữ nông dân - tiếp xúc với công nghệ, phương pháp canh tác mới tiến bộ hơn, đáp ứng được các yêu cầu về canh tác bền vững và tái tạo trong nông nghiệp.

"Chúng tôi đã thấy sự tháo vát và khả năng đáp ứng công việc cao của phụ nữ Việt Nam, và tin tưởng rằng thông qua hỗ trợ phụ nữ trong chuỗi cung ứng nông nghiệp khoai tây sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu của Việt Nam về tăng trưởng xanh, nông nghiệp xanh và chuyển đổi số trong nông nghiệp nhanh chóng và hiệu quả hơn", bà Nguyễn Mai Chi, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông Công ty thực phẩm PepsiCo Việt Nam chia sẻ.

Hỗ trợ của PepsiCo giúp nông dân, nhất là các nữ nông dân, tăng sản lượng khoai tây. Ảnh: PepsiCo

Hỗ trợ của PepsiCo giúp nông dân, nhất là các nữ nông dân, tăng sản lượng khoai tây. Ảnh: PepsiCo

Cho đến nay, PepsiCo đã mở rộng mạng lưới hợp tác với hơn 1.000 nông dân tại Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk; mỗi năm trồng 35.000 tấn khoai trên hơn 1.500 hecta đất, thuộc chương trình "trồng khoai tây bền vững - bao tiêu sản phẩm". Trong mục tiêu toàn cầu tới năm 2030, PepsiCo mong muốn xây dựng nền nông nghiệp tích cực, cải thiện sinh kế cho hơn 250.000 người nông dân trong chuỗi cung ứng nông nghiệp.

Không chỉ tập trung vào tăng trưởng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, PepsiCo còn đóng góp về yếu tố con người (tôn trọng, đa dạng, bình đẳng) và yếu tố môi trường (giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu). Đây là cách thức PepsiCo hiện thực hóa Chiến lược Pep tích cực toàn cầu của tập đoàn, là hành trình chuyển đổi chiến lược và toàn diện lấy phát triển bền vững và nguồn lực con người làm trọng tâm hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu dài hạn và bền vững mang lại lợi ích cho không chỉ PepsiCo, mà còn cả nông dân nói riêng, và người tiêu dùng Việt Nam nói chung.

PepsiCo là tập đoàn toàn cầu chuyên về công nghiệp thực phẩm và đồ uống thành lập năm 1898, quản lý các thương hiệu như Pepsi, Lay's, Gatorade, Quaker Oats, Tropicana.... PepsiCo mở rộng hoạt động tại hơn 200 quốc gia và có hơn 1 tỉ lượt sử dụng sản phẩm mỗi ngày trên toàn thế giới.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm