MWG:
Năm 2024, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán: MWG) lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu 125.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và gấp 14 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong cuộc gặp gỡ nhà tư mới đây, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG cho iết kế hoạch mang về 2.400 tỷ đồng lợi nhuận không phải là con số cao.
Trên thực tế, MWG đặt mục tiêu mang về hơn 100.000 tỷ đồng doanh thu và lãi hơn 2.000 tỷ đồng thì là một điều bình thường. Ông Tài cũng chia sẻ thêm rằng bản thân ông và các lãnh đạo của công ty đã rút ra nhiều bài học sau năm 2023.
"2023 là một năm thị trường thay đổi quá nhanh chóng. Tuy nhiên chúng tôi lại nhận ra điều đó hơi chậm chạp. Phải hết quý 1/2023 chúng tôi mới có thể bắt nhịp được thị trường ghi nhận sức mua giảm sút và khó có thể quay sớm quay trở lại thời đỉnh cao. Khi nhận thức ra vấn đề đó MWG đã có những thay đổi", ông Nguyễn Đức Tài chia sẻ.
Chủ tịch của MWG cho biết để chuẩn bị cho năm 2024 công ty đã có một cuộc tái cấu trúc toàn diện trong 9 tháng của năm 2023. Cách vận hành của doanh nghiệp này cũng đã thay đổi rất nhiều để đảm bảo việc không phụ thuộc vào thị trường. Dù thị trường có tăng hay giảm cũng sẽ không ảnh hưởng đến khả năng vận hành hệ thống của MWG.
"Sau tái cấu chúc, chúng ta đang có một đội hình gọn gàng. Phần lớn chi phí của chúng tôi bây giờ là biến phí. Những khoản phí mang tính cố định đã không còn nhiều như trước. Từ đó dù doanh thu có tăng hay giảm thì chi phí sẽ bám theo doanh thu. Với cách vận hành mới, lợi nhuận sẽ được bảo đảm. Do đó, con số mục tiêu 2.400 lợi nhuận năm nay là trong tầm tay", ông Nguyễn Đức Tài khẳng định.
Ông Nguyễn Đức Tài cũng cho biết năm 2024 vẫn sẽ có nhiều rủi ro cho tình hình kinh doanh của MWG. Đầu tiên là xung đột chính trị giữa các nước. Ví dụ có thể kể đến là Nga - Ukraine. Chủ tịch MWG cũng lo ngại cuộc xung đột này có thể lan rộng ra Châu Âu và sẽ có nhiều bín số xảy ra. Tuy nhiên nếu cuộc xung đột vẫn giữ như hiện tại thì doanh số vẫn có thể cải thiện trong năm tới.
Không có kế hoạch mở rộng chuỗi mới
Về kế hoạch mở rộng trong năm 2024, ông Nguyễn Đức Tài thông tin công ty chưa có kế hoạch nào trong việc thử nghiệm các chuỗi mới. Ông cho biết sự tăng trưởng trong 5 năm tới của MWG sẽ được đặt trọng trách cho Bách Hoá Xanh. Hiện Bách Hoá Xanh chưa có thị phần lớn trên thị trường nên cơ hội mở rộng còn nhiều kể cả trong các tỉnh thành Bách Hoá Xanh đã hiện diện cũng như các khu vực chưa vươn tới như miền Trung và phía Bắc.
Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh vẫn là hai chuỗi đem lại lợi nhuận lớn cho tập đoàn. MWG sẽ tìm kiếm cơ hội tăng trưởng ngay cả khi thị trường không tăng trưởng, gia tăng thị phần. Đối với An Khang khi hoàn tất mô hình hoạt động thì quá trình mở rộng sẽ diễn ra. Còn với AVAKids, MWG định hướng là chuỗi bán online số 1 về hàng mẹ và bé.
Với chuỗi Erablue, chuỗi này vẫn đang tăng trưởng đúng như kế hoạch và phát triển tốt ở Indonesia. Mô hình supermini đang bắt đầu phát huy vai trò và tính hiệu quả. Nỗ lực mở rộng Erablue của MWG thiền về chất lượng thay vì số lượng. MWG đã tự tin Erablue là chuỗi bán ICT "ngon lành" nhất ở Indonesia.
Có thể chia cổ tức bằng tiền trong tương lai
Một câu hỏi được nhiều cổ đông đặt ra trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư của MWG bao giờ công ty sẽ chia cổ tức bằng tiền? Ông Nguyễn Đức Tài cho biết năm nay công ty đang cân nhắc đến việc đó khi cuối năm 2023 MWG đang có hơn 8.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Trong lần họp HĐQT sắp tới sẽ trao đổi, thống nhất về vấn đề này và trình ĐHĐCĐ xem xét trong cuộc họp thường niên. Tài chính của công ty hiện nay cũng cho phép thực hiện được việc đó.
Về vấn đề cổ phiếu quỹ, ông Nguyễn Đức Tài cho biết đây là vấn đề mà công ty đã thảo luận trong nhiều cuộc họp HĐQT. Theo đó, MWG đã thống nhất dùng một phần lợi nhuận để mua lại cổ phiếu quỹ để làm tăng giá trị cho cổ đông và là điều nên làm. Nếu được thông qua ở HĐQT và trình cổ đông thì đây sẽ là một chính sách mới.
"Anh làm ra lợi nhuận để làm gì? Một là dùng tiền mở rộng sản xuất kinh doanh. Hai là dùng tiền trả cổ tức cho cổ đông. Ba là mua lại cổ phiếu quỹ để làm tăng quyền lợi của các cổ đông. Theo tôi đó là những cách mà công ty có thể làm để tăng lợi ích cho cổ đông", ông Nguyễn Đức Tài cho biết.
Ông Tài lấy ví dụ nếu làm được 1.000 tỷ lợi nhuận thì có thể dùng 20% số đó để mua cổ phiếu quỹ, 20% chia cho cổ đông và 60% để tái đầu tư. Đó là những chính sách mang tính dài hơi qua các năm, bất kể thị trường diễn biến ra sao thì hoạt động này vẫn được thực thi.