Doanh nhân

Núi tiền mặt “kỷ lục” của Warren Buffett có thực sự là bước đi chuẩn bị cho suy thoái?: Thị trường có lẽ đã “lo xa” vì chính huyền thoại cũng không biết trước tương lai

Núi tiền mặt “kỷ lục” của Warren Buffett có thực sự là bước đi chuẩn bị cho suy thoái?: Thị trường có lẽ đã “lo xa” vì chính huyền thoại cũng không biết trước tương lai - Ảnh 1.

*Bài viết dưới đây tóm lược quan điểm của nhà báo Jonathan Levin, một cây bút chuyên về thị trường Mỹ và nền kinh tế của tờ Bloomberg. Ông là người sở hữu chứng chỉ CFA (Chuyên gia Phân tích Đầu tư Tài chính).

Mọi thứ trên thế giới đều là tương đối, kể cả núi tiền mặt của Warren Buffett.

Sau báo cáo tài chính quý 3 của tập đoàn Berkshire Hathaway, các nhà đầu tư và các nhà phê bình đã xôn xao khi núi tiền mặt khổng lồ của Buffett đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới là 157,2 tỷ USD. Phần lớn trong số này là tín phiếu Kho bạc.

Đối với một số người, lượng tiền mặt lớn là dấu hiệu cho thấy Nhà tiên tri xứ Omaha cảm nhận một cuộc suy thoái đang tới gần. Ông có thể đang tích trữ tiền mặt trước khi một cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra.

Đối với số khác, họ cho rằng nhà đầu tư 93 tuổi lỗi lạc này đã mất đi độ nhạy bén trong các giao dịch. Trên thực tế, đây là phong cách của nhà đầu tư huyền thoại. Ông thường thể hiện sự điềm đạm của mình trong một thị trường không có nhiều món hời.

Núi tiền mặt “kỷ lục” của Warren Buffett có thực sự là bước đi chuẩn bị cho suy thoái?: Thị trường có lẽ đã “lo xa” vì chính huyền thoại cũng không biết trước tương lai - Ảnh 2.

Huyền thoại đầu tư Warren Buffett (trái) và cánh tay phải đắc lực Charlie Munger (phải). Ảnh: Getty Images

Trước tiên, chúng ta hãy xem xét chính núi tiền mặt này. Mặc dù Berkshire tăng cường đầu tư vào trái phiếu kho bạc, nhưng phần còn lại trong danh mục đầu tư của họ cũng nhiều không kém. Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt chiến 15,4% tổng tài sản, tức chỉ cao hơn mức bình quân 20 năm một chút. Việc các nhà đầu tư chú ý vào cụm từ “kỷ lục”, khiến tình hình có vẻ hệ trọng hơn thực tế.

Hiện tại, tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước các cuộc khủng hoảng tài chính. Điều này cho phép Buffett tận dụng cơ hội để mua vào các khoản đầu tư có tiếng liên quan đến Goldman Sachs, General Electric và Dow Chemical.

Núi tiền mặt “kỷ lục” của Warren Buffett có thực sự là bước đi chuẩn bị cho suy thoái?: Thị trường có lẽ đã “lo xa” vì chính huyền thoại cũng không biết trước tương lai - Ảnh 3.

So với tổng tài sản, lượng tiền mặt của Berkshire hiện tại không phải xưa nay hiếm.

Hiện tại, Berkshire gần như không giống một công ty đang chuẩn bị cho trận tận chiến. Thực tế, tập đoàn này vẫn đầu tư rất nhiều vào hai công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng là Apple và Coca-Cola. Đây rõ ràng không phải là hành động của một công ty đầu tư nếu họ dự cảm thị trường chứng khoán sắp sụp đổ.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cần nhớ rằng bí quyết làm nên tên tuổi của Warren Buffett chính là sự kiên nhẫn. Ông và cánh tay phải đắc lực 99 tuổi Charlie Munger đã làm giàu bằng cách nắm giữ rất nhiều tiền mặt và chờ cơ hội đầu tư vào những doanh nghiệp chất lượng cao có cổ phiếu giá rẻ. Những huyền thoại đầu tư này luôn duy trì được sự bình tĩnh và nguồn tài chính để chờ thời cơ. Đó là lý do vì sao chẳng có gì lạ khi thấy lượng tiền mặt trên bảng cân đối kế toán của Berkshire thay đổi. Vì đó là chiến lược đầu tư nền tảng nổi tiếng và thường được mọi người bắt chước.

Tuy nhiên, từ giờ trở đi sẽ rất khó để đoán được Berkshire sẽ đầu tư vào đâu. Trong một bài luận nổi tiếng đăng tải trên Tạp chí Fortune năm 2001, Buffett đã chỉ ra tỷ lệ giữa tổng giá trị thị trường chứng khoán với giá trị danh nghĩa của nền kinh tế là dấu hiệu ban đầu của việc định giá quá cao trong thời kỳ bong bóng dot-com.

Chỉ báo Buffett mặc dù đã giảm đáng kể so với mức đỉnh cuối năm 2021, nhưng vẫn đang hoạt động tốt trên mức trung bình. Hơn nữa, lần đầu tiên sau hơn 20 năm, Chỉ số S&P 500 sinh lời thấp hơn trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy biến động tài sản rủi ro không quá lớn.

Núi tiền mặt “kỷ lục” của Warren Buffett có thực sự là bước đi chuẩn bị cho suy thoái?: Thị trường có lẽ đã “lo xa” vì chính huyền thoại cũng không biết trước tương lai - Ảnh 4.

Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, tín phiếu sinh lời nhiều hơn Chỉ số S&P 500.

Một số người bi quan cho rằng Chỉ số Buffett và sự sinh lời của tín phiếu đang cảnh báo các nhà đầu tư về một bong bóng đang căng ra và sắp vỡ. Nhưng một số chuyên gia không nghĩ như thế, và Buffett dường như cũng vậy.

Nhưng có một điều chắc chắn là những số liệu này cho thấy đây chưa phải lúc để các trader săn lùng cổ phiếu. Một số cổ phiếu hiện đang rẻ, nhưng chưa chắc chúng đang giao dịch ở mức giá hời, vì một vài lỗ hổng cơ bản.

Tóm lại, các nhà đầu tư không cần suy diễn quá nhiều về mức tăng trưởng tiền mặt khiêm tốn của Berkshire. Điều này chỉ thể hiện mức độ thận trọng tương tự như cách Warren Buffett đã làm cho công ty trong suốt thể kỷ 21.

Ngay cả Buffett có lẽ cũng không biết nền kinh tế sẽ ra sao, nhưng ông cảm nhận được những tài sản có thể giảm giá trị. Vì vậy, sẽ thật vô nghĩa khi tiếp tục rót tiền vào một thị trường có ít “miếng mồi” béo bở.

Tham khảo Bloomberg

Cùng chuyên mục

Đọc thêm