Kỹ năng sống

Những người bắt đầu U50 cần nhớ: Lười biếng không hẳn là điều xấu, nhưng siêng năng 3 điều này lại có hại cho sức khỏe

Càng lớn tuổi, chúng ta càng dễ mắc các loại bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, hệ tiêu hoá,... Điều này không chỉ khiến sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng mà nó còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy nên chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi luôn là một vấn đề cấp thiết được chú trọng hàng đầu.

Khác với trẻ em và người trưởng thành, chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi có những lưu ý riêng mà không phải ai cũng nắm rõ. Đôi khi lười biếng không hẳn là điều xấu và siêng năng quá trong một số trường hợp lại có thể gây hại cho sức khoẻ. Tại sao nói như vậy?

Bước qua tuổi trung niên, chúng ta sẽ cảm nhận được rất rõ những thay đổi về sức khỏe cũng như khẩu vị của bản thân. Có một số người chia sẻ trước đây họ rất thích những món ăn có hương vị đậm đà, nhiều gia vị, dầu mỡ. Tuy nhiên khi đã bước qua tuổi ngũ tuần, khẩu vị của họ dần thay đổi qua các món thịt nạc, đồ chay có vị thanh, nhạt. 

Những thay đổi này là một trong những dấu hiệu cho thấy chức năng tiêu hóa của người cao tuổi ngày càng giảm sút. Khi bổ sung lượng lớn chất béo, protein sẽ khiến cơ thể khó chịu, khó tiêu,...

Không chỉ có chức năng tiêu hóa giảm sút, xương khớp cũng là một bộ phận có sự thay đổi rõ rệt, dễ gây các bệnh đau lưng, đau khớp, mỏi gối, đi lại khó khăn… Nếu không muốn trở thành đối tượng của bệnh tật thì cần “lười biếng” 2 điều sau.

2 lười tốt cho sức khỏe

    1. Lười lo toan nhọc nhằn

Những người qua trung niên đa số là đã nghỉ hưu, ở nhà an hưởng tuổi già với con cái. Tuy nhiên, việc đột ngột thay đổi nếp sống từ đang đi làm sang ở nhà khiến cho nhiều người cảm thấy buồn chán. Khi đó, họ bắt đầu chú tâm hơn đến việc chăm sóc cho con cái mặc dù con của họ đều đã trưởng thành, lập nghiệp, có gia đình riêng,...

Những người bắt đầu U50 cần nhớ: Lười biếng không hẳn là điều xấu, nhưng siêng năng 3 điều này lại có hại cho sức khỏe - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Con cái đã lớn có những quan điểm và cách sống khác biệt với bố mẹ, nếu can thiệp quá nhiều sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn không đáng có. Cách biệt thế hệ đôi khi cũng là một rào cản bởi một khi đã bất đồng quan điểm thì sự chăm sóc thái quá của cha mẹ cũng là một loại gánh nặng cho con.

Mâu thuẫn trong gia đình là một tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Vì vậy, người trung niên sau khi về hưu hãy quan tâm đến con cái một cách vừa đủ và tìm kiếm những thú vui lành mạnh để giải trí trong thời gian rảnh rỗi.

    2. Lười vội vàng

Người cao tuổi không chỉ có xu hướng bị suy giảm các chức năng trong cơ thể mà còn ngày càng vội vàng và nóng nảy.

Mỗi buổi sáng, nhiều người thường nhanh chóng xuống giường ngay khi vừa thức dậy để đi lại, tập thể dục, vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khoẻ khuyến cáo đây là điều không nên. 

Bởi khi mới thức dậy, huyết áp có xu hướng tăng nhanh, nếu đứng bật dậy thì có thể gây ra hiện tượng các huyết quản căng mạnh, thậm chí là nứt vỡ, hoặc không cung cấp đủ máu cho não bộ hoạt động, gây chóng mặt, khó chịu. Đối với người cao tuổi hiện tượng này vô cùng nguy hiểm.

Vì vậy, trong sinh hoạt thường ngày, hay đối với bất kỳ một vấn đề gì những người cao tuổi không nên quá vội vàng, kẻo tổn hại đến sức khỏe.

3 siêng năng cần phải bỏ

Lười biếng đôi khi không phải là điều xấu và siêng năng trong 3 trường hợp dưới đây cũng không hẳn là điều tốt.

    1. Quá “siêng” tắt máy hút mùi

Theo thống kê, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người mắc bệnh ung thư phổi đặc biệt là phụ nữ. Một phần nguyên nhân là do họ hít quá nhiều khói bếp trong lúc nấu ăn. Phụ nữ thường dành nhiều thời gian vào bếp hơn nam giới. Sau khi về hưu, họ có thêm thời gian ở nhà dọn dẹp, nấu nướng, chăm sóc con cháu.

Những người bắt đầu U50 cần nhớ: Lười biếng không hẳn là điều xấu, nhưng siêng năng 3 điều này lại có hại cho sức khỏe - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Máy hút mùi có công dụng hút được mùi thức ăn trong quá trình nấu nướng, tránh mùi thức ăn bị ám lên căn bếp. Ngoài ra, khí thải ra trong quá trình đốt nhiên liệu đối với những gia đình sử dụng bếp ga cũng được loại bỏ. 

Tuy nhiên nhiều người có tính tiết kiệm điện nên không bật máy hút mùi trong lúc nấu ăn. Họ không biết rằng, hành động đó ảnh hưởng rất xấu đến đường hô hấp và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh ung thư phổi.

    2. Quá siêng dọn dẹp

Có nhiều người lớn tuổi không chịu được trạng thái rảnh rang chân tay, chỉ cần thấy đồ đạc lộn xộn, nhà cửa bẩn một chút là sẽ dọn dẹp ngay.

Những người cao tuổi thường xuyên vận động tay chân là điều tốt vì có thể cải thiện sức khoẻ. Tuy nhiên, cái gì quá cũng thường sẽ có tác dụng phụ. Nếu tần suất vận động, dọn dẹp, đi lại, đứng lên ngồi xuống nhiều sẽ gây tổn hại đến các khớp, gây lên các bệnh xương khớp khiến cho người cao tuổi di chuyển khó khăn.

    Những người bắt đầu U50 cần nhớ: Lười biếng không hẳn là điều xấu, nhưng siêng năng 3 điều này lại có hại cho sức khỏe - Ảnh 3.

    Hình minh họa. Ảnh: Internet

    3. Quá siêng sử dụng các loại thực phẩm chức năng

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi người cao tuổi thường có sức đề kháng yếu hơn và dễ bị bệnh hơn.

Bổ sung các loại thực phẩm chức năng chuyên biệt cho người cao tuổi là một trong những cách được nhiều người sử dụng hiện nay để cải thiện sức khoẻ. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức các loại thực phẩm chức năng có thể khiến cho cơ thể người cao tuổi dung nạp quá nhiều chất dinh dưỡng, gây nên các hệ lụy xấu cho hệ tiêu hoá, đặc biệt là gan.

Người cao tuổi nên kết hợp bổ sung dưỡng chất từ thức ăn hàng ngày và các loại thực phẩm chức năng uy tín theo chỉ định liều lượng từ bác sĩ.

Theo Toutiao

Những người bắt đầu U50 cần nhớ: Lười biếng không hẳn là điều xấu, nhưng siêng năng 3 điều này lại có hại cho sức khỏe - Ảnh 4.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm