Với những gia đình có con nhỏ, hầu như bố mẹ nào cũng được vài phen "đau đầu" khi con vứt đồ đạc bừa bộn. Nhiều người còn nói đùa, tốc độ dọn dẹp nhà còn không nhanh bằng tốc độ ném đồ của con.
Thế nhưng thực chất, việc trẻ vứt đồ đạc bừa bãi có thể là biểu hiện cho trí thông minh của trẻ. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Harvard, những đứa trẻ luôn luôn khao khát được tìm hiểu thế giới xung quanh. Điều này thể hiện ở việc các con sắp xếp đồ vật, sờ nắm và cảm nhận những thứ bên cạnh.
Đặc biệt, với những đứa trẻ dưới 3 tuổi, khi ở trong một căn phòng bừa bộn, con sẽ tiếp xúc với càng nhiều đồ vật, từ đó kích thích não bộ phát triển. Cũng theo nghiên cứu này, khi ở nhà, nếu cha mẹ thấy con đang làm bừa 3 nơi này thì tuyệt đối không nên cấm cản vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
1. Khu đồ chơi
Hầu như người mẹ nào cũng cảm thấy khó chịu nếu khu vực đồ chơi của con để bừa bộn, khi chỗ này thì vứt gấu bông, chỗ kia lại dựng đồ chơi xe đẩy. Thế nhưng, mẹ nên biết rằng lý do trẻ luôn vứt đồ không phải bé muốn "làm phiền" người lớn, mà chỉ đơn giản là não bộ của các em đang phát triển quá nhanh. Lúc này, bé sẽ muốn khám phá, cảm nhận đồ vật theo cách của riêng mình, biểu hiện qua việc ném đồ đạc, hoặc chạm vào đồ chơi...
Nếu cha mẹ cất đồ chơi của con quá gọn gàng, bé có thể giảm mất ham muốn tìm hiểu thế giới, vì đồ đạc của mình đã "lọt" vào người khác. Ngoài ra, việc người lớn chủ động làm thay công việc cho trẻ nhỏ sẽ khiến chúng hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm vào cha mẹ sau này.
2. Bàn học
Nhiều cha mẹ thích giúp con sắp xếp lại bàn học, thậm chí còn quát mắng nếu bàn của trẻ vứt đồ đạc linh tinh. Nhưng thực tế, rất hiếm có đứa trẻ nào thích cha mẹ dọn dẹp bàn học cho chúng, bởi đây được xem thế giới riêng tư của trẻ nhỏ.
Nếu nhìn từ góc độ người lớn, bàn học của con có thể bừa bộn, sắp xếp đồ đạc không theo một trật tự nào cả, song với trẻ nhỏ, con vẫn có thể nhớ rõ vị trí đồ vật mình cần tìm. Và quan trọng nhất, con thoải mái học tập trên chiếc bàn với những đồ vật được tự tay con sắp đặt.
Một nghiên cứu của trường Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết, một chiếc bàn bừa bộn có thể kích thích khả năng sáng tạo và phát minh sáng kiến mới. Chính vì vậy, dù mẹ có thấy phiền cỡ nào thì cũng ráng "nhịn", tránh làm gián đoạn quá trình phát triển của con.
3. Phòng ngủ
Khi trẻ ở trong phòng riêng, chúng có xu hướng làm những điều mình thích và muốn làm rối tung cả căn phòng. Nhiều bố mẹ sẽ không vui khi đồ đạc ở phòng con vứt bừa bãi, đã thế có khi còn có vài ba chiếc tất lâu ngày không giặt, vỏ bim bim quăng tứ tung ở góc phòng...
Thế nhưng, khi con còn nhỏ, đây là giai đoạn con "giải toả" sự tò mò và sáng tạo trong không gian nhỏ. Trong quá trình này, trẻ có thể kích thích não bộ để tăng cường trí thông minh thông qua tiếp xúc của xúc giác, thị giác và thính giác.
Giai đoạn trẻ phát triển nhanh nhất là những năm tháng đầu đời, vì vậy nếu muốn cha mẹ muốn con nâng cao trí thông minh nhanh nhất thì không nên bỏ lỡ giai đoạn này. Hãy để cho những đứa trẻ được tự do khám phá thế giới dưới góc nhìn của chúng, và thu nhặt kiến thức theo cách riêng.
Thay vì ngăn cấm con cái, cha mẹ nên chuẩn bị một số đồ chơi phát triển trí tuệ cho con ngay từ khi còn nhỏ, chẳng hạn như những mô hình lắp ghép, bộ màu vẽ tranh... Những loại đồ chơi này có thể tăng cường khả năng nhận thức hiệu quả, vừa giúp trẻ tăng cường trí não mà còn giải trí rất tốt.
Nguồn: Sohu