CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer – Mã: MCH) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 ghi nhận doanh thu thuần tăng 2% lên 7.233 tỷ đồng. Biên lợi nhuận đạt 47%, tăng 7 điểm % so với cùng kỳ.
Masan Consumer cho biết, tăng trưởng vượt trội của biên lợi nhuận gộp đến từ việc có được mức giá bán và danh mục sản phẩm có biên lợi nhuận cao. Bên cạnh đó là khả năng đảm bảo chi phí nguyên vật liệu thấp và kế hoạch cung cầu được tối ưu hóa để cải thiện chi phí chuyển đổi sản xuất.
Doanh thu tài chính đạt 483 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ, chủ yếu nhờ lãi tiền gửi ngân hàng và đầu tư khác tăng. Chi phí tài chính tăng 83% lên 154 tỷ đồng, trong đó, chi phí lãi vay tăng 82% lên 131 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng hơn 1.411 tỷ đồng, tăng 11% so với quý III/2022. Chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi nhiều. Kết quả, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ (lãi ròng) đạt 1.810 tỷ đồng tăng 29% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Masan Consumer ghi nhận 19.748 tỷ đồng doanh thu thuần và 4.888 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 4%, 33% so với cùng kỳ. Lãi ròng đạt 4.810 tỷ đồng, tăng 34% so với 9 tháng đầu năm 2022.
Công ty cho biết, trong 9 tháng đầu năm, ngành hàng gia vị, thực phẩm tiện lợi và HPC (sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình) tăng trưởng lần lượt là 21%, 8% và 39% so với cùng kỳ.
Năm nay, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 28.500 - 31.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5.600 - 6.500 tỷ đồng. Như vậy, sau ba quý, Masan Consumer đã thực hiện được khoảng 69% mục tiêu doanh thu và 87% chủ tiêu lợi nhuận (tính theo mốc thấp nhất).
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của công ty đạt 37.772 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm.
Masan Consumer có 7.145 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và 1.217 tỷ đồng trái phiếu.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất (48%) trong cơ cấu tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn với 18.140 tỷ đồng. Trong đó, có khoản phải thu hơn 3.307 tỷ đồng về cho vay ngắn hạn với các bên liên quan. Đây là các khoản cho vay không được bảo đảm và hưởng lãi suất theo kỳ thoả thuận trong hợp đồng vay. Các khoản cho vay sẽ đáo hạn vào tháng 12/2023.
9 tháng đầu năm, công ty thu về 1.004 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng và đầu tư khác, gấp 2,4 lần cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn khác của công ty lên đến 13.625 tỷ đồng, phần lớn là các khoản đặt cọc ngắn hạn cho hoạt động đầu tư (12.925 tỷ đồng).
Cuối tháng 9, nợ phải trả của công ty ở mức 13.664 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ vay tài chính của doanh nghiệp là 8.059 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn với 7.720 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm, Masan Consumer đi vay thêm 16.199 tỷ đồng và trả gốc vay 15.551 tỷ đồng. Chi phí lãi vay ngân hàng mà công ty phải trả trong ba quý gần 394 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu cuối kỳ đạt 24.108 tỷ đồng bao gồm 13.849 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Về dòng tiền, 9 tháng đầu năm, Masan Consumer có dòng tiền kinh doanh dương 5.672 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư âm 7.752 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 428 tỷ đồng. Kết quả, lưu chuyển tiền thuần tỷ đồng.
Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.
Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.
Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.
Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.
Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.