Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (Mã: BAF) ghi nhận 1.219 tỷ đồng doanh thu, giảm 37% so với cùng kỳ. Giá vốn giảm 37% xuống 1.076 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 143 tỷ đồng, giảm 34% so với quý III/2022.
Trong kỳ, chi phí tài chính đạt 44 tỷ đồng, gấp 8,8 lần so với quý III/2022 do chi phí lãi vay tăng mạnh. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 37% lên 26 tỷ đồng. Chi phí bán hàng không thay đổi nhiều.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ (lãi ròng) đạt 39 tỷ đồng, giảm 75% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu BAF đạt 3.625 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ. Trong đó, nông sản là mảng mang về nguồn thu lớn nhất với 2.679 tỷ đồng, chiếm 74%, giảm 32% so với cùng kỳ. Tiếp theo là mảng chăn nuôi với 928 tỷ đồng, giảm 3% so với 9 tháng đầu năm 2022.
Lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đạt 53 tỷ đồng, lãi ròng đạt 51 tỷ đồng, giảm lần lượt 81%, 82% so với cùng kỳ.
Giải trình về kết quả kinh doanh, BAF cho biết, giá bán từ đầu năm duy trì ở nền thấp hơn so với cùng kỳ. Sản lượng heo bán ra chưa tăng tương ứng với quy mô đàn và các trang trại mới được đưa vào vận hành trong năm nay. Do đó, công ty đã giữ lại được lượng heo cai sữa để nuôi bán thịt thay vì phải bán heo cai sữa như trước đây.
Bên cạnh đó, công ty đã cắt giảm hoạt động kinh doanh thương mại nông sản theo lộ trình để tập trung nguồn lực vào hoạt động chăn nuôi chuỗi khép kín, đúng theo chiến lược đề ra.
Năm 2023, công ty đặt mục tiêu doanh thu 7.526 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 301 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 4,5% so với cùng kỳ. Với kết quả trên, BAF mới thực hiện được 48% kế hoạch doanh thu, 17% chỉ tiêu lợi nhuận.
Về tình hình tài chính, cuối tháng 9, tổng tài sản của BAF đạt 6.729 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối quý II, tăng 42% so với đầu năm do tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Cụ thể, phải thu của khách hàng khoảng 1.557 tỷ đồng, giảm 10% so với cuối tháng 6, tăng 18% so với ngày 1/1. Trong đó, BAF phải thu từ CTCP Nông nghiệp Bảo Lâm, CTCP Việt Phi với số tiền lần lượt là 464 tỷ đồng, 298 tỷ đồng.
Hàng tồn kho đạt 1.405 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối quý II, tăng 59% so với đầu năm, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng.
Về nguồn vốn, tổng nợ vay cuối kỳ của BAF khoảng 1.777 tỷ đồng, trong đó 600 tỷ đồng là dư nợ trái phiếu, còn lại là vay ngân hàng. Ngày 16/3, BAF đã phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo cho Công ty Tài chính Quốc tế (IFC). Trái phiếu có mệnh giá là 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn 7 năm với lãi suất cố định 5,25%/năm.
9 tháng đầu năm, BAF đi vay thêm 1.439 tỷ đồng và trả nợ gốc vay 474 tỷ đồng. Số tiền lãi mà công ty phải trả trong ba quý gần 109 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9, vốn chủ sở hữu của BAF đạt 1.939 tỷ đồng bao gồm 349 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.
Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.
Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.
Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.
Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.