Chứng khoán

Kido, Vincom Retail, PNJ, REE... và loạt DN vượt bão 2022: Vốn hoá tăng hàng chục nghìn tỷ đồng từ đầu năm bất chấp sóng giảm dài 7 tháng

Thị trường chứng khoán năm 2022 ghi nhận nhiều biến động tiêu cực với xu hướng downtrend diễn ra từ tháng 4 và chỉ mới phục hồi từ giữa tháng 11 tới nay. Có những thời điểm, chỉ số VN-Index đã xuống dưới 900 điểm. Diễn biến không mấy thuận lợi của thị trường ảnh hưởng lớn tới giá cổ phiếu và giá trị vốn hoá của các doanh nghiệp đang niêm yết. Dù vậy, vẫn có nhiều doanh nghiệp ghi nhận có vốn hoá tăng trong năm vừa rồi.

Kido, Vincom Retail, PNJ, REE... và loạt DN vượt bão 2022: Vốn hoá tăng hàng chục nghìn tỷ đồng từ đầu năm bất chấp sóng giảm dài 7 tháng - Ảnh 1.

Dẫn đầu về giá trị tăng là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – mã CK: VCB). Theo đó, vốn hoá của Vietcombank đã tăng 29.300 tỷ đồng, tương ứng tăng 8% so với thời điểm cuối năm 2021. Vietcombank cũng đang là ngân hàng có giá trị vốn hoá thị trường lớn nhất Việt Nam là 402.000 tỷ đồng, và là doanh nghiệp duy nhất hiện nay đang có mức vốn hoá trên 400.000 tỷ đồng.

Trong số những doanh nghiệp có vốn hoá thị trường trên 100.000 tỷ đồng, ngoài Vietcombank còn 3 doanh nghiệp khác ghi nhận giá trị vốn hoá tăng đó là Tổng Công ty khí Việt Nam (PV Gas – mã CK: GAS), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – mã CK: BID) và Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – mã CK: SAB).

Cụ thể, vốn hoá của PV Gas tăng 28.700 tỷ đồng (tăng 16%), vốn hoá của BIDV tăng 20.700 tỷ đồng (tăng 11%) và vốn hoá Sabeco tăng 16.700 tỷ đồng (tăng 17%).

Kido, Vincom Retail, PNJ, REE... và loạt DN vượt bão 2022: Vốn hoá tăng hàng chục nghìn tỷ đồng từ đầu năm bất chấp sóng giảm dài 7 tháng - Ảnh 2.

Còn xét về tỷ lệ, CTCP Cơ điện lạnh (mã CK: REE) là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng vốn hoá nhanh nhất với tỷ lệ tăng trưởng từ cuối năm 2021 đến hiện tại là 29%, tương ứng tăng 6.200 tỷ đồng lên mức vốn hoá 28.000 tỷ. Sau đó là CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã CK: PNJ) tăng 6.000 tỷ, tỷ lệ 27% và Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp (Becamex IDC – mã CK: BCM) tăng 17.400 tỷ, tỷ lệ 26%.

Những cái tên còn lại góp mặt trong danh sách là Tổng Công ty Phát điện 2 (EVN Genco2 – mã CK: GE2), CTCP Vincom Retail (mã CK: VRE) và CTCP Tập đoàn KIDO (mã CK: KDC) với giá trị vốn hoá tăng lần lượt là 5.500 tỷ đồng, 3.300 tỷ đồng và 1.900 tỷ đồng.

Kido, Vincom Retail, PNJ, REE... và loạt DN vượt bão 2022: Vốn hoá tăng hàng chục nghìn tỷ đồng từ đầu năm bất chấp sóng giảm dài 7 tháng - Ảnh 3.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nga: