Tài chính

Không phải chứng khoán hay BĐS, trào lưu đầu tư mới nở rộ ở trung tâm tài chính hàng đầu thế giới

Không phải chứng khoán hay BĐS, trào lưu đầu tư mới nở rộ ở trung tâm tài chính hàng đầu thế giới - Ảnh 1.

Ông Lau Tech Kheng, chủ cửa hàng đồ chơi Past Time Collectable

Đối với ông Lau Tech Kheng, niềm đam mê đồ chơi giờ đây trở thành một công việc kinh doanh vô cùng phát đạt.

Năm 2005, ông Lau bắt đầu bán những mô hình đồ chơi cổ cho bạn bè. Ông chia sẻ rằng những người sinh những năm 1970 không có nhiều tiền để mua đồ chơi. Nhưng bây giờ, ở độ tuổi tứ tuần, họ có tiền để mua lại những kỷ niệm.

Kể từ khi mở cửa hàng có tên Past Time Collectable ở trung tâm thành phố Singapore cách đây 15 năm, doanh thu tăng chậm nhưng đều đặn. Cửa hàng của ông bán các món đồ sưu tầm từ các thương hiệu đình đám như Ultraman, Macross, Robotech, M.A.S.K và Power Rangers với giá dao động từ tối thiểu 4 USD đến nhiều nhất là 3.800 USD.

Mặc dù các khoản đầu tư truyền thống như cổ phiếu và bất động sản phổ biến hơn, một số người lại coi đồ chơi cổ là một loại tài sản độc đáo và có khả năng sinh lời.

Các quy tắc giao dịch

Đối với nhiều người, đầu tư vào đồ chơi trước hết là phát xuất từ đam mê và sở thích. Nhà sưu tập Dennis Pek đã thu thập hơn 2.000 đồ chơi trong hai thập kỷ qua. Ông đã tìm khắp các chợ trời, trang web trực tuyến và các cuộc đầu giá để tìm những món mà ông yêu thích.

Tổng số tiền đầu tư vào bộ sưu tập của Dennis Pek là khoảng 80.000 USD. “Tôi đoán giá trị của những món đồ này cộng lại rất lớn và chúng là một loại tài sản cho tương lai”, ông nói.

Các nhà sưu tập thường tìm kiếm những món đồ còn nguyên bao bì, một số người tìm thấy niềm vui khi chỉ sở hữu chiếc hộp. Ông Dennis Pek tin rằng giá trị của những món đồ chơi cũ đến từ việc chúng được bảo quản tốt, cũng như độ hiếm của chúng.

Không phải chứng khoán hay BĐS, trào lưu đầu tư mới nở rộ ở trung tâm tài chính hàng đầu thế giới - Ảnh 2.

Nhà sưu tập Dennis Pek

Xu hướng mới

Người sáng lập và CEO Chang Yang Fa của Bảo tàng Đồ chơi MINT sở hữu hơn 50.000 món đồ sưu tầm. Khoảng 10% trong số đó được trưng bày tại bảo tàng của ông ở trung tâm Singapore.

Ông cho biết các thế hệ khác nhau sưu tập những thứ khác nhau. Nhưng nhìn chung hầu hết đồ chơi phổ biến đều là mô hình nhân vật.

“Giống như Star Wars hay Barbie, mọi người muốn mua lại những kỷ niệm và điều đó tạo ra nhu cầu trên thị trường”, ông Chang nói.

Không phải chứng khoán hay BĐS, trào lưu đầu tư mới nở rộ ở trung tâm tài chính hàng đầu thế giới - Ảnh 3.

CEO Chang Yang Fa của Bảo tàng Đồ chơi MINT

Chính những người trưởng thành lại là động lực thúc đẩy doanh số bán đồ chơi tăng trưởng.

Dữ liệu từ công ty tư vấn Circana cho thấy người từ 18 tuổi trở lên chiếm 14% doanh số bán đồ chơi của Mỹ trong 12 tháng tính đến tháng 9/2022. Con số này tăng 19% so với năm 2021.

Ông James Zahn, tổng biên tập của tạp chí “The Toy Book” cho biết bộ Masters Of The Universe New Eternia bán với giá 100 USD những năm 1980 hiện có giá trung bình 5.000 USD nguyên hộp. Sản phẩm này được săn đón đến mức Mattel đã thực hiện một chiến dịch gây quỹ cộng đồng vào năm ngoái để sản xuất phiên bản mới của nó và sẽ cho ra mắt vào năm 2024.

Theo CNBC

Cùng chuyên mục

Đọc thêm