Chứng khoán

Khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 1.300 tỷ đồng tuần VN-Index lỡ hẹn với mốc 1.500 điểm

Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại tuần giao dịch từ ngày 14 đến 18/7 với diễn biến tích cực. VN-Index tăng 39,52 điểm, tương đương 2,71% so với tuần trước, kết phiên tại 1.497,28 điểm. Trong phiên cuối tuần, chỉ số chính sàn HOSE có thời điểm vượt mốc 1.500 điểm, nhưng lực cầu chủ động suy yếu và đà bán chủ động tăng khiến VN-Index tạm lỡ hẹn với mốc 1.500.

Thanh khoản tăng tuần thứ 3 liên tục với giá trị giao dịch bình quân đạt 31.635 tỷ đồng. Tính trên toàn thị trường, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 38.726 tỷ đồng, trong đó kênh khớp lệnh ghi nhận 35.425 tỷ đồng, tăng 11,5% so với tuần trước và cao hơn 52,2% so với trung bình 5 tuần gần đây.

Đà tăng được hỗ trợ bởi dòng tiền nội duy trì tích cực cùng sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Các mã VIC, VHM, VPB và TCB là những cổ phiếu có tác động tích cực nhất đến chỉ số, trong đó VIC là quán quân nâng đỡ thị trường khi đóng góp tới 10,51 điểm. Cùng chiều, VHM mang lại 8,1 điểm cho VN-Index. Đây cũng là một trong những mã bất động sản có thanh khoản và sức mua nổi bật trong tuần.

Ở chiều ngược lại, tác động tiêu cực đến VN-Index là không đáng kể và tập trung chủ yếu ở một vài mã như VCB, VPL, VJC.

Tuần giao dịch vừa qua ghi nhận diễn biến tích cực từ thị trường cơ sở và hoạt động giao dịch của khối ngoại. Việc nhà đầu tư nước ngoài duy trì vị thế mua ròng với quy mô lớn, đặc biệt trên HOSE, cho thấy niềm tin dần được cải thiện vào triển vọng kinh tế và kết quả kinh doanh quý II đang dần hé lộ. 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Trên sàn HOSE, khối ngoại ghi nhận tuần mua ròng mạnh mẽ với tổng giá trị đạt gần 1.220 tỷ đồng, đảo chiều so với tuần bán ròng trước đó. Danh sách top 10 cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất cho thấy sự quan tâm tập trung vào các mã tài chính, bất động sản và tiêu dùng.

Trong đó, cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) dẫn đầu với giá trị mua ròng lên tới 654 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong danh sách mua ròng là SSI với 582 tỷ đồng, theo sau còn một số mã thuộc nhóm tài chính – ngân hàng như VND (109 tỷ đồng), MSB (79 tỷ đồng).

Nhiều cổ phiếu bán lẻ, bất động sản cũng nằm trong top giải ngân như MSN (354 tỷ đồng), DXG (347 tỷ đồng), NVL (240 tỷ đồng), MWG (164 tỷ đồng) và DIG (153 tỷ đồng) cũng ghi nhận lượng tiền ngoại lớn đổ vào.

Mặt khác, cổ phiếu quỹ ETF FUEVFVND được gom ròng 281 tỷ đồng cho thấy khối ngoại có thể đang giải ngân gián tiếp thông qua các kênh đầu tư thụ động.

Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với giá trị lên đến 397 tỷ đồng, đây cũng là mã tác động tiêu cực nhất tới VN-Index tuần qua.

GMD xếp sau với mức bán ròng 366 tỷ đồng, tiếp theo là E1VFVN30 (165 tỷ đồng), VHM (161 tỷ đồng) và VHC (140 tỷ đồng), DGC (134 tỷ đồng), HCM (125 tỷ đồng), EIB (109 tỷ đồng), CTG (91 tỷ đồng), VCG (86 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 4/5 phiên với giá trị gần 202 tỷ đồng, tương đương gần 10,5 triệu cổ phiếu.

Cụ thể, cổ phiếu CEO của Tập đoàn CEO dẫn đầu với giá trị mua ròng 116,6 tỷ đồng, theo sau là SHS với 104,5 tỷ đồng – hai cổ phiếu này chiếm phần lớn lượng tiền vào ròng tại sàn này. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng mua vào PVS (21,2 tỷ đồng), VGS và HUT cùng đạt 14,7 tỷ đồng.

Ở chiều bán, mã IDC của Tổng công ty IDICO bị rút ròng mạnh nhất với 55,4 tỷ đồng, tiếp đến là IVS (22,8 tỷ đồng) và TNG (6 tỷ đồng). Các mã như NVB và AAV cũng ghi nhận giá trị bán ròng dưới 5 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng nhẹ với lực bán tập trung vào một số cổ phiếu vốn hóa lớn. Về giá trị cụ thể, họ rút ròng gần 131 tỷ đồng, tương đương hơn 790.000 đơn vị.

Trong đó, MCH bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 83,1 tỷ đồng, theo sau là ACV (41,7 tỷ đồng) và VEA (29,5 tỷ đồng). Các mã như VCP và ND2 cũng bị bán ra nhưng với quy mô nhỏ hơn, dưới 2 tỷ đồng.

Ngược lại, phía mua ròng ghi nhận sự trở lại của khối ngoại ở nhóm cổ phiếu quy mô vừa. Cổ phiếu HNG của Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đứng đầu danh sách với giá trị vào ròng 7,4 tỷ đồng, tiếp theo là QNS (5,7 tỷ đồng), NDC (4 tỷ đồng) và KLB (3,9 tỷ đồng). Ngoài ra, khối này cũng gom ròng NCS và ND2 với giá trị thấp hơn.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Các tin khác

Petrolimex có tổng giám đốc mới

Ông Lưu Văn Tuyển quê Hưng Yên, có trình độ cử nhân kế toán và thạc sĩ kinh tế được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Petrolimex. Ông Tuyển gia nhập Petrolimex từ năm 2002 với vị trí thành viên Ban kiểm soát.

Hồ thủy điện căng mình ứng phó bão Wipha

Bão Wipha mạnh cấp 9, giật cấp 12 đã đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 3 trong năm, nguy cơ gây mưa diện rộng cho các tỉnh, thành từ Hà Tĩnh trở ra miền Bắc.

Công an Thanh Hóa khởi tố vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh

Ngày 19/7/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với đối tượng liên quan để điều tra hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh xảy ra tại Công ty TNHH dược phẩm quốc tế An Phát (phường Hạc Thành).

Trung Quốc rung hồi chuông cảnh báo về stablecoin

Stablecoin đã nhận được sự chú ý và giám sát chặt chẽ hơn trong những tuần gần đây sau sự sụp đổ của một nền tảng quản lý tài sản kỹ thuật số với hơn 2 triệu thành viên.

Chủ động ứng phó bão WIPHA: EVN ra công điện khẩn

Công điện nhấn mạnh tinh thần chủ động, quyết liệt trong ứng phó với thiên tai, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng con người, hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản và duy trì ổn định hệ thống điện.