Kinh doanh

Google trả hơn 26 tỷ USD/năm để độc quyền công cụ tìm kiếm

Trong một tài liệu được công bố tại phiên tòa chống độc quyền hôm 27/10, các nhà quản lý Mỹ đã công bố con số hơn 26 tỷ USD mà Google trả cho các đối tác, trong đó có Apple, để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các sản phẩm của họ.

Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng Google đã duy trì quyền lực độc quyền của mình một cách bất hợp pháp trong lĩnh vực tìm kiếm chung bằng cách tận dụng sự thống trị của mình để loại bỏ đối thủ khỏi các kênh phân phối chính, chẳng hạn như trình duyệt web Safari của Apple.

Con số 26,3 tỷ USD không đại diện cho khoản thanh toán cho bất kỳ công ty nào, nhưng Apple có thể bên được hưởng lợi nhiều nhất. Công ty nghiên cứu thị trường Bernstein từng ước tính Google có thể trả tới 19 tỷ USD trong năm nay cho vị trí mặc định sẵn có trên các thiết bị của Apple.

 CEO Google, Sundar Pichai (trái) và CEO Apple, Tim Cook. (Ảnh: Getty Images).

“Google trả hàng tỷ đô la mỗi năm cho các bên phân phối, gồm các nhà sản xuất thiết bị phổ biến như Apple, LG, Motorola và Samsung hay các nhà mạng không dây lớn của Mỹ như AT&T, T-Mobile và Verizon và các nhà phát triển trình duyệt như Mozilla, Opera và UCWeb, để đảm bảo trạng thái mặc định cho công cụ tìm kiếm chung. Trong nhiều trường hợp, ông lớn công nghệ này cấm đối tác làm việc với các đối thủ cạnh tranh của Google,” hồ sơ viết.

Trước cáo buộc này, Google lập luận rằng người dùng vẫn có thể chọn thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định của mình chỉ bằng một vài cú nhấp chuột.

Theo tài liệu vừa được Bộ Tư pháp Mỹ công bố, doanh thu năm 2021 trong mảng tìm kiếm của Google là hơn 146 tỷ USD, trong khi phần chi phí bỏ ra để được đặt làm mặc định là hơn 26 tỷ USD.

Từ năm 2014, Google đã trả khoảng 7,1 tỷ USD để được chọn làm công cụ tìm kiếm mặc định và thu về khoảng 47 tỷ USD. Điều đó có nghĩa là doanh thu từ tìm kiếm của Google đã tăng gần gấp ba lần trong giai đoạn từ 2014 - 2021, trong khi phần chi phí TAC (phí mua lại lưu lượng truy cập) tăng gần gấp 4 lần.

Mặc dù Google thường xuyên báo cáo TAC tổng thể, nhưng con số đó cũng bao gồm số tiền Google trả cho các đối tác với các quảng cáo được hiển thị trên sản phẩm của họ, theo hồ sơ 10-K gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ.

Phần còn lại của con số TAC tổng thể mà Google báo cáo về doanh thu bao gồm các khoản thanh toán mà họ thực hiện cho “các đối tác phân phối cung cấp các điểm truy cập và dịch vụ tìm kiếm”.

Google cho biết “các đối tác phân phối của họ bao gồm các nhà cung cấp trình duyệt, nhà cung cấp dịch vụ di động, nhà sản xuất thiết bị gốc và nhà phát triển phần mềm”. Theo CNBC, có vẻ đây là phần TAC được trình bày trong tài liệu tại phiên tòa, đề cập đến doanh thu từ tìm kiếm.

Người phát ngôn của Google và Apple đã từ chối bình luận.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm