Kỹ năng sống

Giáo sư hỏi thanh niên nghèo vì sao không tìm một lối thoát khác, thanh niên trả lời xong giáo sư phán 1 câu chí mạng!

Vào những năm 1990, một giáo sư kinh tế đại học đã đến một vùng núi phía tây nam để tiến hành nghiên cứu. Ông đi ngang qua một ngôi làng nơi hầu hết mọi hộ gia đình đều cực kỳ nghèo đói. Cách duy nhất để kiếm sống của họ là lên núi chặt cây rồi bán ở các thị trấn cách đó hàng chục km.

Giáo sư kéo một thanh niên mình gặp lại và hỏi: "Tại sao cậu không nghĩ đến việc tìm một lối thoát khác? Tại sao cậu không nghĩ đến việc thành lập kênh bán hàng của riêng mình?". Cậu thanh niên trả lời rằng bố mẹ và hàng xóm của của cậu đều làm theo cách này nên cậu làm theo.

Giáo sư kinh tế đã nhìn ra vấn đề, thế hệ này lặp lại sự nghèo đói của thế hệ khác, và người này lặp lại sự nghèo đói của người khác. Một người đi theo bước chân của tầng lớp thấp hơn sẽ không bao giờ thoát khỏi tình trạng khó khăn về xuất thân của mình.

Suy cho cùng, con người là sản phẩm của môi trường và nghèo đói thường tái diễn theo cách này.

01

Sao chép tư duy nhận thức của gia đình

Một vị giáo sư đã kể một câu chuyện như sau: Một ông chủ thường xuyên đi dưới gầm cầu vượt để tuyển nông dân lên thành phố làm việc. Nhiều năm sau, ông chuyển sang làm dự án và nhu cầu về nhân viên thay đổi từ công nhân xây dựng sang nhân viên sắp xếp dữ liệu.

Để giảm chi phí lao động, ông đã thuê nhiều sinh viên đại học với mức lương khởi điểm rất thấp trên thị trường nhân tài. Tình cờ, ông phát hiện ra cha mẹ của một số sinh viên đại học lúc đó là những người nông dân từng làm việc cho ông.

Ông không khỏi thở dài: Nghèo cũng là di truyền, thật sự có thể là di truyền.

Trên thực tế, thay vì nói rằng nghèo đói là do di truyền, tốt hơn nên nói rằng một số người đang sao chép cuộc sống của thế hệ đi trước. 

Một giám đốc thuộc viện Hàn lâm khoa học từng nói: "Trình độ nhận thức của cha mẹ quyết định mức trần của con cái họ". Kiến thức và tầm nhìn mà chúng ta thừa hưởng từ gia đình đã trở thành chiếc lồng lớn nhất.

Một nhân viên an ninh sân bay tên Châu cho biết điều cô hối hận nhất là lấy lời nói của bố mẹ làm kim chỉ nam và sống như phiên bản 2.0 của họ.

Sinh ra ở vùng nông thôn, cô học ngành tài chính tại một trường đại học có tiếng.

Vào thời điểm đó, chuyên ngành tài chính là chuyên ngành phổ biến và thị trường cũng đang khát những sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học có tiếng.

Châu là một trong những sinh viên có thành tích chuyên môn cao nhất khi còn đi học và cũng giành được nhiều chứng chỉ trong nhiều cuộc thi khác nhau. Sau khi tốt nghiệp, cô vượt qua kỳ thi viết và phỏng vấn tại kế toán tại Big Four và một số công ty lớn, đồng thời cũng nhận được nhiều lời mời làm việc.

Nhưng khi biết sân bay ở quận quê hương cô đang tuyển dụng, Châu đã kiên quyết từ bỏ những công việc kia. Thầy cô, bạn bè đến thuyết phục nhưng cô vẫn ngoan cố tin rằng công việc ổn định quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.

Tại sao Châu lại có suy nghĩ như vậy? Bởi lẽ bố mẹ đã nhiều lần nói với cô rằng một công việc ổn định là hiếm có ra sao. Nếu một người hàng xóm vào biên chế, bố mẹ sẽ nói với Châu rằng: "Nhìn người ta đấy, ngồi trong văn phòng, bật điều hòa mát mẻ, công việc nhẹ nhàng." Nhưng mấy năm sau khi vào sân bay, Châu đã hối hận.

Nhiều năm trôi qua, trong khi các bạn cùng lớp đều làm ăn phát đạt thì cô vẫn chỉ dậm chân tại chỗ với mức lương trung bình. Không những vậy, có một giai đoạn cô còn lo lắng không biết sân bay nhỏ này có bị đóng cửa hay không, liệu mình có bị xã hội bỏ rơi hay không. Sự nghèo khó của một người bắt nguồn từ việc sao chép lối suy nghĩ của cha mẹ họ.

Chúng ta giống như một nắm đất sét, cha mẹ chúng ta như sản phẩm sứ đã được tạo hình, chúng ta uốn nắn mình theo cách của họ, và kết quả là một bản sao của họ.

Chọn chuyên ngành, chọn theo đam mê hay chọn theo sự phổ biến?

Muốn có một công việc triển vọng hay sự ổn định?

Hôn nhân dựa trên gia cảnh hay phẩm cách của đối phương?

Câu trả lời không bao giờ nằm ở cha mẹ.

Nếu một người muốn vượt qua cái gọi là giai tầng, phá bỏ số phận truyền từ đời này sang đời khác, họ phải học cách thiết kế lại kịch bản cuộc đời mình.

Giáo sư hỏi thanh niên nghèo vì sao không tìm một lối thoát khác, thanh niên trả lời vì ba mẹ và hàng xóm đều làm như vậy: con người là sản phẩm của môi trường và nghèo đói thường lặp lại theo cách này - Ảnh 1.

02

Sao chép mô hình hành vi của vòng liên hệ chất lượng thấp

Một giáo sư đại học đã nói về thuật ngữ "hạc giữa đàn gà" (nổi bật giữa đám đông) trong một diễn đàn giữa các trường đại học. Trong mắt người thường, một con hạc đứng giữa một đàn gà, nó chắc chắn sẽ trở thành sự tồn tại chói lọi nhất. Vị giáo sư nói nói: "Nổi bật hơn so với đàn gà" chỉ có hai kết quả cuối cùng: hoặc là bị gà ép chết, hoặc là bị gà đồng hóa.

Trong thực tế, kết quả thường là vế sau.

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Thứ bạn tiếp xúc sẽ quyết định suy nghĩ và hành vi của bạn. Con người là loài động vật có khả năng bắt chước cao và chúng ta sẽ ghi nhớ một cách tinh tế những thói quen và kiểu hành vi của những người xung quanh.

Trong cuốn sách do nhà văn Trung Quốc, Han Shaogong viết có một nhân vật chính tên là Hàn. Khi Hàn về quê, anh gặp Nguyên, một chàng trai trẻ trong làng chất phác, nhiệt tình và rất nổi tiếng. Một ngày nhiều năm sau, Nguyên cùng một người bạn khác đến thăm Hàn, hi vọng anh có thể giúp họ tìm được việc làm.

Vì có ấn tượng tốt với Nguyên nên Hàn nên đã sắp xếp cho họ ở lại và giới thiệu họ vào làm việc trong nhóm xây dựng của một người bạn. Nhưng chỉ được vài ngày, hai người không thể tiếp tục làm việc vì quá nắng nóng. Hàn sửng sốt, một đứa trẻ xuất thân từ nông thôn sao lại có thể không chịu được nắng?

Sau khi hỏi han cẩn thận, anh biết được rằng Nguyên trong những năm qua thường qua lại với nhiều người bạn "vô công rỗi nghề", bắt chước họ uống rượu và khoe khoang, lang thang khắp làng.

Nhưng Nguyên không hề cảm thấy xấu hổ về điều này mà còn cảm thấy cuộc sống như vậy rất tuyệt vời.

Khi Hàn thấy Nguyên mắc phải thói lười biếng, xảo quyệt, anh lập tức đuổi hai người ra khỏi nhà.

Không lâu sau, Nguyên bị bắt và bỏ tù vì tội đánh bạc.

Khi một người ở trong vòng tròn liên hệ có chất lượng kém hơn, người đó chắc chắn sẽ bị đồng hóa.

Vì vậy, nếu muốn thay đổi cuộc đời, bạn phải tránh xa những vòng tròn chất lượng thấp.

Khi Zhang Hongjie, giáo sư lịch sử tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, vẫn đang làm việc trong một ngân hàng, ông thường đi đường vòng về nhà sau khi tan làm hàng ngày, bởi lẽ chỉ bằng cách này, ông sẽ không bị cám dỗ chơi bài với hàng xóm và tập trung vào việc học lịch sử trong thư viện.

Nhà văn người Mỹ George Jean Nathan quyết định chuyển ra khỏi căn hộ chung của mình để làm việc tốt hơn và tránh uống rượu với người đồng nghiệp mà mình ở cùng.

Chỉ bằng cách mời những người làm tiêu hao năng lượng tích cực của bạn ra khỏi cuộc sống của bạn, bạn mới tránh được việc bị rơi xuống.

Mạng lưới xã hội là một vòng tròn lớn với vô số vòng kết nối nhỏ.

Điều chúng ta phải làm là liên tục tránh xa những nhóm chất lượng thấp và kết giao với những người mang năng lượng tích cực hơn.

Giáo sư hỏi thanh niên nghèo vì sao không tìm một lối thoát khác, thanh niên trả lời vì ba mẹ và hàng xóm đều làm như vậy: con người là sản phẩm của môi trường và nghèo đói thường lặp lại theo cách này - Ảnh 2.

03

Sao chép các khái niệm tiêu dùng của các nhóm xã hội

Trước đó, có chủ đề thu hút hơn 100 triệu lượt quan tâm trên Internet: Tại sao người trẻ không tiết kiệm được tiền?

Có một bình luận nhận được rất nhiều lượt thích: Lương cao khó kiếm, nhưng tiêu dùng thì ở khắp nơi.

Khi thấy ai đó đăng "ly trà sữa đầu mùa thu", bạn liền gọi ngay một ly trà sữa để bắt trend, gọi là tự thưởng cho bản thân.

Truyền thông xôn xao "bạn nợ ai đó một vé xem phim, đã đến lúc phải trả lại rồi", vậy là bạn cũng bị "dắt mũi" và trả giá ngay cho cái gọi là tình cảm.

Chúng ta chạy theo xu hướng tiêu dùng một cách điên cuồng để ví tiền của chúng ta cạn kiệt trước khi chúng ta kịp nhận ra.

Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Abhijit Vinayak Banerjee và đồng nghiệp là những chuyên gia đẳng cấp thế giới về vấn đề nghèo đói.

Qua nghiên cứu, so sánh, họ nhận thấy nguyên nhân khiến người dân nghèo là do họ lần lượt rơi vào các "bẫy tiêu dùng". Nếu bạn không thay đổi quan điểm tiêu dùng của mình, bạn sẽ khó thực hiện bước đầu tiên để trở nên giàu có.

Một blogger từng chia sẻ trải nghiệm của bản thân. Blogger này không xuất thân giàu có, để tiết kiệm tiền, mỗi bữa anh đều ăn cơm công ty, trong khi những người khác chê không ngon đặt đồ ăn ngoài thì chỉ có mình anh kiên trì ăn nó cho tới khi nghỉ việc.

Kể cả thứ bảy, chủ nhật, anh vẫn chủ động làm thêm giờ ở công ty, một mặt muốn nâng cao hiệu quả công việc thông qua việc làm thêm giờ.

Mặt khác, trong tủ đồ ăn nhẹ của công ty có nguồn cung cấp trái cây, mì ăn liền và bánh quy không giới hạn, có thể đáp ứng đủ ba bữa một ngày của anh.

Bằng cách này, từng chút một, cuối cùng anh ấy đã tiết kiệm được hũ vàng đầu tiên của mình – 600 triệu. Anh ta dựa vào số tiền 600 triệu này để bắt đầu kinh doanh và hiện sở hữu trong tay hàng tỷ đồng tài sản.

Giàu có chỉ sau một đêm là điều viển vông, tiết kiệm tiền một cách có quy luật mới là chân lý trên thế giới.

Một nhà văn từng bày tỏ quan điểm này: "Tiết kiệm là suy nghĩ của người nghèo, trong khi tiêu dùng là suy nghĩ của người giàu. Đây có thể là sai lầm tai hại nhất trong những năm gần đây. Nếu bạn tin vào điều đó, sự giàu có và cuộc sống của bạn sẽ chết".

Bạn không xem trọng tiền bạc, tiền bạc cũng sẽ không xem trọng bạn. Dù thế nào đi nữa, biết tiết kiệm và chi tiêu hợp lý khi cần thiết luôn là cách đầu tiên để một người bình thường trở nên giàu có.

Khi chúng ta có ô khi nắng và có thức ăn khi đói, chúng ta có thể từng bước thoát khỏi đói nghèo.

Giáo sư hỏi thanh niên nghèo vì sao không tìm một lối thoát khác, thanh niên trả lời vì ba mẹ và hàng xóm đều làm như vậy: con người là sản phẩm của môi trường và nghèo đói thường lặp lại theo cách này - Ảnh 3.

***

Năm 1987, một điều đáng kinh ngạc đã xảy ra ở dãy núi Santa Susana ở Hoa Kỳ.

Lúc đó trên núi có 1.000 con dê, một hoặc hai con trong số đó bị hai con chó hung dữ hù dọa và nhảy khỏi vách đá.

Thấy vậy, những con dê khác lần lượt bắt chước, cuối cùng nhảy xuống vách đá và chết.

Đôi khi, con người cũng giống như những chú dê chạy theo xu hướng, người khác nghĩ như vậy, mình cũng phải nghĩ như vậy, người khác làm gì mình cũng làm, và vô tình chúng ta sẽ sống như số đông ở dưới một tầng thấp hơn.

Nhà tâm lý học xã hội Gustave Le Bon từ lâu đã nói với chúng ta rằng nếu không biết phân biệt và suy xét về quan điểm và cách làm của những người xung quanh, chúng ta sẽ dễ dàng trở thành "bị hòa tan".

Cùng chuyên mục

Đọc thêm