Tài chính

Đến Warren Buffett cũng có lúc "sẩy chân": Từng tự tin mua cổ phiếu Apple, thậm chí muốn sở hữu 100% "nhà Táo" nhưng giờ đang đối mặt với tương lai không chắc chắn

Đối với tập đoàn Berkshire, quyết định đầu tư vào cổ phiếu Apple là thành công của cả nhóm.

Năm 2016, Ted Weschler, một trong hai quản lý giúp điều hành danh mục đầu tư của Berkshire, đã quyết định rót khoảng 1 tỷ USD vào Apple. Phân tích cổ phiếu của Todd Combs (vị quản lý còn lại) cũng cho thấy đây sẽ là món đầu tư sinh lời tốt.

Warren Buffett khi đó tìm hiểu tỷ lệ giữ chân khách hàng của iPhone. Khi biết được con số đó xấp xỉ 95%, ông thực sự tò mò. Các cháu của vị tỷ phú cũng “nghiện” sản phẩm nhà Táo Khuyết.

Vào thời điểm đó, Buffett vẫn sử dụng điện thoại nắp gập. Quyết định chuyển đổi chỉ được thực hiện vài năm sau đó, dù bản thân ông không dành nhiều thời gian cho chiếc iPhone.

Đánh giá về cổ phiếu Apple, Buffett thấy đây là một công ty hàng tiêu dùng có sức mạnh định giá tiềm ẩn. Những fan tiêu dùng trung thành sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các phiên bản nâng cấp và điều này là một trong những yếu tố giúp khoản đầu tư của Berkshire tăng lợi nhuận.

Buffett nhanh chóng mua Apple với số lượng lớn, tuy nhiên có vẻ như đã chậm chân trong việc nắm bắt thế mạnh. Các nhà đầu tư bao gồm David Tepper, Carl Icahn và David Einhorn đã bán cổ phiếu sau khi đạt lợi nhuận lớn. Apple hiện được giao dịch với tỷ lệ P/E=14, cao hơn khá nhiều so với mức P/E=10 trước đây. (Tỷ lệ P/E càng thấp càng chứng tỏ khoản đầu tư hiệu quả).

"Đó có lẽ là công việc kinh doanh tốt nhất mà tôi biết trên thế giới", Buffett nói trong một cuộc phỏng vấn với CNBC vào tháng 2/2020. "Tôi không coi Apple là một cổ phiếu. Tôi coi đó là hoạt động kinh doanh thứ ba của chúng tôi".

Đến Warren Buffett cũng có lúc 'sẩy chân': Từng tự tin mua cổ phiếu Apple, thậm chí muốn sở hữu 100% 'nhà Táo' nhưng giờ đang đối mặt với tương lai không chắc chắn- Ảnh 1.

Cố chủ tịch Munger thừa nhận rằng Apple không sở hữu nhiều bất động sản hoặc tài sản vật chất có thể mang lại cho các nhà đầu tư sự an toàn nhất định, vì vậy, vẫn có rủi ro khi đặt cược vào đây. Buffett và Munger từ lâu đã tránh xa cổ phiếu công nghệ vì cho rằng họ không hiểu đầy đủ về ngành.

Tuy nhiên sau cùng, Munger vẫn thuyết phục Buffett mua cổ phiếu Apple. Họ coi đây là thương hiệu đại diện cho phong cách sống hơn là một hãng công nghệ có tỷ lệ khách hàng trung thành cao.

“Đáng lẽ chúng ta nên mua thêm Apple”, ông nói.

Năm 2018, Warren Buffett từng nói rằng ông muốn sở hữu 100% Apple. Việc này dĩ nhiên là không thể, nhưng nó cho thấy sự yêu thích của ông với cổ phiếu này. CEO Apple Tim Cook cũng từng cho biết công ty rất vui khi có cổ đông lớn là Warren và Berkshire.

“Apple không giống các công ty khác mà chúng tôi nắm cổ phần. Hoạt động của họ tốt hơn”, Buffett nói hồi năm ngoái.

Dẫu vậy, theo Mohnish Pabrai, người điều hành Quỹ đầu tư Pabrai và tự coi mình là học trò của Buffett, các công ty công nghệ như Apple khó có thể giữ được vị thế của mình trong tương lai.

Bằng chứng là mới đây, Apple cho biết doanh thu hãng không được ghi nhận con số khả quan. Doanh số bán hàng tổng thể giảm 4% trong khi doanh số bán iPhone giảm 10% so với cùng kỳ trong quý.

Theo Quartz, Apple từng là cái tên dẫn đầu trong nhóm cổ phiếu “Magnificent Seven” - bao gồm 7 công ty công nghệ lớn nhất là Facebook, Amazon, Apple, Google cùng với Microsoft, Tesla và Nvidia. Hiện tại, nhà Táo khuyết lại chỉ xếp gần cuối sau khi giảm 10% từ đầu năm đến nay.

Theo: WSJ


Cùng chuyên mục

Đọc thêm