Thời sự

Cuộc sống của “Em bé Napalm” 50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao?

Bức ảnh "Em bé Napalm" gây chấn động thế giới

Bức ảnh "Em bé Napalm" được nhiếp ảnh gia Nick Út chụp vào năm 1972 tại Trảng Bàng (Tây Ninh) trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Nhân vật chính trong bức ảnh là một cô bé trần trụi, sợ hãi chạy trên đường cùng những đứa trẻ khác sau khi máy bay Mỹ dội bom Napalm xuống.

Cuộc sống của “Em bé Napalm” 50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 1.

Bức ảnh "Em bé Napalm" của nhà báo Nick Út gây chấn động thế giới

Bức ảnh này nhanh chóng được đăng tải rộng rãi khắp thế giới, xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo quốc tế, khắc họa rõ nét sự khốc liệt của chiến tranh và được ca ngợi là góp phần kết thúc cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Năm 1973, bức ảnh "Em bé Napalm" được trao giải báo chí Pulitzer danh giá. Năm 2019, "Em bé Napalm" được bình chọn là bức ảnh có sức ảnh hưởng nhất lịch sử nhân loại.

Cuộc sống của “Em bé Napalm” 50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 2.

Kim Phúc và mẹ tại một bệnh viện ở Sài Gòn 2 ngày sau vụ ném bom. (Ảnh: AP)

Nhân vật em bé trong bức ảnh chính là bà Phan Thị Kim Phúc (SN 1963). Khi đó, bà Kim Phúc mới chỉ là cô bé 9 tuổi. Sau khi chứng kiến vụ việc, nhiếp ảnh gia Nick Út đã đưa cô bé Phúc đến bệnh viện với thương tích bị bỏng 30% ở tay, chân và lưng.

Cuộc sống hiện tại của "Em bé Napalm" giờ ra sao?

50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới, ở tuổi 59, bà Kim Phúc đang sinh sống tại khu vực Toronto, Canada với chồng và 2 con trai. Bà cảm thấy "may mắn" khi là "em bé Napalm" trong bức ảnh, dù phải sống với những vết sẹo lớn và cơn đau kéo dài khi phải trải qua hàng chục cuộc phẫu thuật lớn nhỏ trong nhiều năm.

Cuộc sống của “Em bé Napalm” 50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 3.
Cuộc sống của “Em bé Napalm” 50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 4.
Cuộc sống của “Em bé Napalm” 50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 5.

Bà Kim Phúc phải trải qua hàng chục cuộc phẫu thuật lớn nhỏ (Ảnh: AP)

Năm 2019, chia sẻ với tờ The Sun, bà Kim Phúc tiết lộ khoảng thời gian khó khăn khi phải sống trong nỗi ám ảnh, sự mặc cảm, tự ti và những ký ức kinh hoàng về chiến tranh. Tuy nhiên, bà đã quyết định không chạy trốn khỏi hiện thực, đứng lên và đấu tranh cho hoà bình, cho những nạn nhân của chiến tranh.

Cuộc sống của “Em bé Napalm” 50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 6.

Bà Kim Phúc và chồng (Ảnh: Getty)

"Tôi coi bức ảnh chụp mình là một món quà đầy sức mạnh. Chiến tranh đã gần như phá hủy cơ thể và cuộc đời tôi, khiến tôi tuyệt vọng. Nhưng hiện tại, tôi muốn nói cho mọi người biết rằng thế giới có thể trở nên tốt đẹp hơn nếu mọi người học cách chung sống trong hòa bình, hy vọng và sự tha thứ", bà Phúc chia sẻ.

Năm 1997, bà Kim Phúc đã sáng lập ra quỹ Kim, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Canada để giúp đỡ những trẻ em là nạn nhân của chiến tranh. Tổ chức này đã tổ chức nhiều hoạt động như xây dựng bệnh viện, trường học và nhà cửa cho những trẻ em nạn nhân chiến tranh. Bà Phúc cũng trở thành người vận động vì hòa bình và đại sứ thiện chí cho Tổ chức nhân quyền UNESCO.

Cuộc sống của “Em bé Napalm” 50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 7.

Bà Kim Phúc và nhà báo Nick Út trở thành bạn thân sau bức ảnh "Em bé Napalm"

Ngày 22/10/2004, bà Kim Phúc được Đại học York ở Toronto, Ontario, trao tặng bằng Tiến sĩ Danh dự vì những nỗ lực trợ giúp trẻ em nạn nhân chiến tranh trên khắp thế giới. Bà cũng được tặng thưởng Huân chương Ontario, huân chương cao quý nhất của tỉnh Ontario, Canada.

Cuộc sống của “Em bé Napalm” 50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 8.

Bà Kim Phúc nhận được giải thưởng Dresden tại Đức

Tháng 2/2019, bà Kim Phúc nhận được giải thưởng Dresden tại Đức vì những đóng góp cho UNESCO và giúp đỡ những em nhỏ bị thương trong chiến tranh.

Cuộc sống của “Em bé Napalm” 50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 9.

Bà Phúc cũng trở thành người vận động vì hòa bình và đại sứ thiện chí cho Tổ chức nhân quyền UNESCO.

Hàng năm, bà tiếp tục đi vòng quanh thế giới để kể lại câu chuyện về hành trình sống sót của mình để giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự tàn khốc của chiến tranh, vận động chống chiến tranh, xây dựng kinh tế, văn hoá, khoa học trong hoàn cảnh hoà bình, nhất là các hoạt động về y tế giúp người già, trẻ em và người vô gia cư...

Cùng chuyên mục

Đọc thêm