Tài chính

Công ty mẹ TikTok

Tờ Bloomberg đưa tin, ByteDance vừa giải thể một studio phát triển trò chơi sau gần 3 năm hoạt động tại Thượng Hải, đồng thời cắt giảm hơn 100 nhân sự trên tổng số 300 người. Được biết studio phát triển trò chơi này có tên 101 Studio, từng là một trong số ít các công ty phát triển game quan trọng được ByteDance đặt cược trong nỗ lực mở rộng lĩnh vực kinh doanh.

Quyết định giải thể lần này đánh dấu sự “rút lui” của công ty mẹ TikTok khỏi ngành công nghiệp game từng bùng nổ. Đây cũng là lần đầu tiên ByteDance đóng cửa hoàn toàn một đơn vị phát triển. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh, hiện đang gặp một số vấn đề về nội dung và giấy phép, trước đó cũng từng cắt giảm một số dự án trò chơi nhỏ lẻ. Sự gián đoạn trong việc phê duyệt các trò chơi mới bắt đầu từ mùa hè 2021 cũng khiến ByteDance phải giảm quy mô hoạt động một đơn vị phát triển game. 

Từng là đối thủ cạnh tranh với TikTok và người anh em Trung Quốc Douyin, ByteDance từng bước lấn sân và thách thức đại gia Internet Tencent bằng cách xây dựng sự hiện diện của mình trong ngành công nghiệp game di động. 

Được biết các trò chơi điện tử chiếm một phần không nhỏ trong doanh thu từ ứng dụng di động, đồng thời giúp các nhà phát triển thu hút nhiều người dùng hơn cho các dịch vụ liên quan như thanh toán và mạng xã hội. Chẳng hạn như siêu ứng dụng WeChat phổ biến của Tencent hướng người dùng đến với danh mục các trò chơi khổng lồ, sau đó giúp tập đoàn này hưởng lợi.

Công ty mẹ TikTok vỡ mộng làm game, giải thể 1 studio phát triển trò chơi tại Thượng Hải - Ảnh 1.

ByteDance chính thức 'vỡ mộng' làm game, giải thể 1 studio phát triển trò chơi tại Thượng Hải

Bộ phận chơi game Nuverse của ByteDance bắt đầu hoạt động vào năm 2019 và từ đó phát triển nhờ các thương vụ mua lại quyền xuất bản và các studio sáng tạo, bao gồm 101 Studio. Dưới sự quản lý của ByteDance, nhóm các nhà phát triển Mokun đã tung ra một số các tựa game ở nhiều thể loại, song không trò chơi nào gây được tiếng vang lớn tại thị trường Trung Quốc trị giá 44 tỷ USD. Thị trường này vốn được 2 gã khổng lồ Tencent và NetEase thống trị.

Theo Bloomberg, hơn 100 nhân sự bị cắt giảm sẽ được chuyển sang chi nhánh Nuverse để tiếp tục phát triển các tựa game hiện có. Trong khi đó, ByteDance cũng đang xem xét để Pico, nhà sản xuất tai nghe thực tế ảo, tiếp quản một trò chơi VR mà 101 Studio đang gây dựng. 

Được biết ByteDance đã mua lại Mokun vào tháng 3/2019 từ 37 Interactive Entertainment với giá 16,4 triệu USD. Đây là một trong những khoản đầu tư game mà tập đoàn này thực hiện trong bối cảnh giới chức Bắc Kinh siết chặt kiểm soát lĩnh vực công nghệ. ByteDance cũng từng chi ra tới 4 tỷ USD để thâu tóm Moonton Technology, một công ty có trò chơi đấu trường chiến đấu Mobile Legends vô cùng phổ biến ở khu vực như Đông Nam Á. 

Công ty mẹ TikTok vỡ mộng làm game, giải thể 1 studio phát triển trò chơi tại Thượng Hải - Ảnh 2.

"Cha đẻ" của ứng dụng video ngắn TikTok

Tuy nhiên, cuộc đàn áp lịch sử của giới chức Trung Quốc lên các Big tech trong hơn 1 năm qua đã làm giảm tham vọng của ByteDance. Hơn nữa, đà suy thoái kinh tế cũng ít nhiều cản trở sự bùng nổ trong hoạt động kinh doanh quảng cáo cốt lõi.

Được biết trong năm qua, ByteDance đóng cửa hầu hết các hoạt động dạy thêm trực tuyến, giải thể nhóm đầu tư mạo hiểm và bán bớt một ứng dụng giao dịch chứng khoán. Đây được coi là một trong những động thái mới nhất nhằm tinh giản quy mô khi ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc chuyển sang giai đoạn mới tăng trưởng chậm hơn và thận trọng hơn. 

Chính vì vậy, TikTok có lẽ là “con gà đẻ trứng vàng” duy nhất của ByteDance, tính đến thời điểm hiện tại. Theo Bloomberg, mức định giá của công ty có trụ sở ở Bắc Kinh đã tăng mạnh trong tháng 4 vừa qua do nhà đầu tư đặt niềm tin vào kế hoạch IPO của TikTok. Trong vòng gọi vốn trước đó, ByteDance đã được định giá 140 tỷ USD, sau đó tăng lên gần 200 tỷ USD.

Theo: Bloomberg

Cùng chuyên mục

Đọc thêm