Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn đến sự hình thành một thị trường được kết nối bởi kỹ thuật số. Điều này thúc đẩy các đơn vị cung cấp dịch vụ giao hàng, các doanh nghiệp bán lẻ và các sàn thương mại điện tử không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp trong ngành logistics đã ứng dụng công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa, big data và internet vạn vật kết nối để mở rộng quy mô, cung cấp các các dịch vụ giao hàng an toàn, thú vị đồng thời tối ưu hóa chi phí hay thậm chí xác định thêm các dòng doanh thu mới.
Cụ thể, các nền tảng quản lý hoạt động logistics được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo và tự động hóa cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí giao hàng, cải thiện việc sử dụng tài nguyên, đảm bảo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác đồng thời thúc đẩy khả năng mở rộng quy mô nhanh chóng.
Bên cạnh đó, các công cụ lập kế hoạch lộ trình do trí tuệ nhân tạo cung cấp có thể xem xét các yếu tố bao gồm chi phí, mức tiêu thụ nhiên liệu, hậu cần bên thứ ba (3PL), hiệu suất, khối lượng đặt hàng, kiểu và loại giao hàng, khoảng cách... để tạo ra lộ trình giao hàng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Điều này làm giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận trên mỗi đơn hàng.
Ứng dụng công nghệ vào hoạt động logistics giúp các doanh nghiệp có thể giảm 14% chi phí giao hàng chặng cuối và tăng số lượng hàng giao trên mỗi xe lên 13%. Ngoài ra, những công nghệ đột phá này cho phép các công ty và nhà cung cấp dịch vụ logistics tối ưu hóa hơn nữa chi phí và tăng năng suất giao hàng bằng cách lập kế hoạch thông minh về tuyến đường để đảm bảo có nhiều lượt nhận và trả hàng.
Các hoạt động phân phối cốt lõi như phân bổ nhiệm vụ, lập lịch, quản lý danh sách, thanh toán cho tài xế, lựa chọn 3PL đều có thể ứng dụng tự động hóa. Không chỉ làm giảm chi phí, tự động hóa giúp các doanh nghiệp logistics quản lý trên quy mô lớn.
Các công cụ quản lý hoạt động logistics dựa trên trí tuệ nhân tạo và tự động hóa có thể tiết kiệm 56% thời gian trong quy trình xử lý lô hàng. Đồng thời, công nghệ giúp giảm 65% quy trình nhập dữ liệu thủ công và tiết kiệm 77% các bước để thực hiện hoạt động vận chuyển.
Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. Bằng cách tự động hóa các hoạt động giao hàng, các thương hiệu có thể tự động gửi thông báo về tiến độ giao cho khách hàng theo thời gian thực. Điều này đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc đảm bảo sự minh bạch về quy trình giao hàng. Các công cụ quản lý giao hàng tiên tiến có thể cải thiện hơn 28% trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh đó, tính linh hoạt trong giao hàng là chìa khóa để nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Các thương hiệu sẽ tận dụng công nghệ để cho phép khách hàng thay đổi địa điểm hoặc thời gian giao hàng theo nhu cầu của họ một cách nhanh chóng.
(Theo Gulf Business)