Với 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành truyền thông tại TP HCM, Ngọc Nga (33 tuổi) có mức thu nhập 25 triệu đồng mỗi tháng. Song, Nga thừa nhận rằng cô không có khoản tiết kiệm nào đáng kể. Điều này càng khiến cô gái trẻ thêm áp lực khi chuẩn bị kết hôn trong năm sau. "Tôi bắt đầu nghiên cứu tài chính và đầu tư, tạo quỹ dự phòng cho gia đình và tương lai con cái" Nga chia sẻ.
Sau khi tìm hiểu, Nga tìm đến công cụ lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và gợi ý giải pháp tài chính trên website của Sun Life Việt Nam. Với gợi ý này, người dùng chỉ cần nhập các khoản phí cố định và linh hoạt mỗi tháng... Hệ thống sẽ phác họa đồ thị chi tiêu, sau đó đưa ra lời khuyên và đề xuất các mẹo phù hợp cho từng mẫu đồ thị. Người tham gia còn được gợi ý thêm về những sản phẩm tiết kiệm và gói đầu tư phù hợp với số dư hàng tháng.
Với Nga, sau khi nhập các chi phí và thu nhập hàng tháng, công cụ sẽ tính toán tỷ lệ các khoản chi bao gồm tiết kiệm, sinh hoạt, tận hưởng cuộc sống, di chuyển, giáo dục, các nghĩa vụ tài chính. Theo phân chia, mỗi tháng, Nga dành 6,8% thu nhập cho khoản tiết kiệm và đầu tư.
Sau khi xác định mục tiêu tài chính, công cụ đề xuất các gói bảo hiểm - đầu tư phù hợp. Trong trường hợp mục tiêu là kết hôn, Nga được đề xuất ba giải pháp gồm: giải pháp tài chính hai trong một và gói bảo hiểm trọn đời. Công cụ còn gợi ý cho Nga 5 lựa chọn quỹ đầu tư với các danh mục như: cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi...
Theo Nga, các nhà đầu tư cá nhân sẽ rất khó để tạo ra lợi nhuận danh mục đầu tư cao nhất, đặc biệt với những người chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Thay vào đó, tập trung đầu tư dựa trên sản phẩm được đề xuất và lộ trình được thiết kế sẵn, tiết kiệm - đầu tư sẽ trở nên đơn giản hơn và việc chinh phục mục tiêu tài chính cũng khả thi và nhanh hơn nhiều.
Câu chuyện của Nga không hiếm gặp, theo khảo sát của MasterCard, Việt Nam đứng vị trí 14/16 về mức độ am hiểu tài chính. Báo cáo chỉ ra, người trẻ Việt còn hạn chế kỹ năng quản lý tiền cơ bản và yếu nhất về kỹ năng đầu tư. Lý giải nguyên nhân của những khó khăn này, chuyên gia phân tích, kiến thức tài chính hiện chưa được chú trọng giáo dục bài bản khiến người trẻ thường sử dụng tiền theo thói quen, khó tiết kiệm.
Báo cáo của Bureau of Economic Analysis (BEA) năm 2023 cũng cho thấy, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân ở Mỹ đã giảm xuống mức trung bình 7%, nhiều người không tuân thủ nguyên tắc phân bổ hợp lý. Điều này dẫn đến bất ổn khi gặp sự cố ngoài ý muốn như mất việc hay chi phí y tế đột xuất.
Để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn, theo các chuyên gia, người trẻ cần tuân thủ nguyên tắc chi ít hơn thu, lên danh sách những khoản chi thiết yếu như tiền nhà, ăn uống, còn lại gửi tiết kiệm và đầu tư. Đồng thời, khi lập kế hoạch tài chính, cũng cần xác định tinh thần kỷ luật, kiên trì theo đuổi mục tiêu.