Tài chính

Cha tỷ phú vừa qua đời, ái nữ thừa kế bỗng bị 3 em cùng cha khác mẹ đòi chia tài sản: Nguy cơ mất quyền kiểm soát 1,8 tỷ USD, tập đoàn tỷ USD phải tái cơ cấu

Tranh chấp thừa kế giữa Kelly Zong Fuli – Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn đồ uống khổng lồ Wahaha – với ba người con riêng là Jacky, Jessie và Jerry Zong - đang làm chấn động giới doanh nhân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế. Sau khi cha họ – tỷ phú Zong Qinghou, người sáng lập Wahaha – qua đời vào tháng 2 năm 2024, số phận khối tài sản trị giá hàng tỷ USD bỗng trở thành chủ đề gây tranh cãi dữ dội.

Ba nguyên đơn tự nhận là con riêng, hầu hết không từng được biết đến trước đó, đã đệ đơn tại Hồng Kông và Hàng Châu nhằm ngăn chặn Kelly Zong tiếp tục quản lý khối tài sản thừa kế. Họ yêu cầu phong tỏa 1,8 tỷ USD tài khoản HSBC thuộc sở hữu của ông Zong Qinghou, chia lại quỹ tín thác nước ngoài 2,1 tỷ USD được cho là lập từ năm 2003 và yêu cầu phân chia 29,4% cổ phần Wahaha (ước tính trị giá gần 6 tỷ USD) hiện do con gái chính thức nắm giữ. Tuy nhiên, phía và Kelly bác bỏ các yêu cầu, cho rằng không hề nhận được lời dặn dò nào từ cha.

Xung đột không chỉ là một vụ kiện gia đình đơn thuần. Nó đặt ra những câu hỏi lớn hơn về cách các doanh nghiệp tư nhân có cấu trúc phức tạp như Wahaha – vốn chiếm thị phần chủ đạo tại thị trường nội địa với hơn 60.000 nhân viên và doanh thu hàng tỷ nhân dân tệ  – cần phải thiết lập để chuyển giao quyền lực. Kelly Zong, được biết đến như “Công chúa Wahaha”, vốn đã mất một thời gian dài củng cố vị thế trong vai trò Phó Chủ tịch, sau đó là Chủ tịch. Việc 3 cá nhân bất ngờ xuất hiện nhận làm “anh chị em” khiến bà vô cùng đau đầu.

Phía nguyên đơn cáo buộc rằng ông Zong Qinghou đã nói với cấp dưới thành lập các quỹ ủy thác cho con riêng, bao gồm việc đổi đổi nhân dân tệ thành USD, đồng thời cho rằng đã có nhiều khoản tiền bị chuyển đi mà không hề được biết. Nếu đơn kiện được tòa chấp thuận, bà Kelly có thể bị tước quyền kiểm soát khối tài khoản 1,8 tỷ USD, đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc trong giai đoạn áp lực cạnh tranh gia tăng từ phía các đối thủ như Nongfu Spring.

Cha tỷ phú vừa qua đời, ái nữ thừa kế bỗng bị 3 em cùng cha khác mẹ đòi chia tài sản: Nguy cơ mất quyền kiểm soát 1,8 tỷ USD, tập đoàn tỷ USD phải tái cơ cấu- Ảnh 1.

Dù vậy, hồi đầu tháng 7/2025, chính quyền Hàng Châu (chính quyền địa phương nơi Wahaha đặt trụ sở) đã can thiệp để đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn. Họ nhấn mạnh rằng vụ việc là “vấn đề gia đình” và không liên quan trực tiếp đến hoạt động của Wahaha để phần nào trấn an nhà đầu tư và duy trì lòng tin của khách hàng.

Trên mạng xã hội như Sina Weibo, lượng dư luận đổ về vụ việc tăng đột biến. Nhiều ý kiến nhận định rằng nếu một công ty giàu có như Wahaha bị chia rẽ nội bộ và trở nên thiếu minh bạch, mô hình quản trị tập đoàn gia đình – vốn phổ biến ở châu Á – cần được tái cấu trúc lại để phù hợp với chuẩn mực quốc tế và bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số.

Về phía Kelly Zong, bà được đánh giá là đã tiếp nối thành công con đường do cha gây dựng: đa dạng hóa sản phẩm (từ sữa chua, trà, nước đóng chai đến thực phẩm chức năng), mở rộng kênh phân phối nông thôn, và đẩy mạnh thương hiệu Wahaha để cạnh tranh với “người chơi mới” trong ngành hàng tiêu dùng nhanh và đồ uống. Giới phân tích nhận định bà đã thể hiện khả năng lãnh đạo đáng chú ý sau khi cha qua đời, song vụ kiện này - nếu đi đến hồi kết bất lợi - có thể trở thành trang sử tối của Wahaha.

Theo Caixin, tòa án Hong Kong dự kiến có phán quyết trong vòng hai tháng, tức vào khoảng tháng 9/2025, trong khi Hàng Châu chưa ấn định thời gian rõ ràng . Nếu Kelly bị buộc phong tỏa tài khoản hoặc chia sẻ tài sản, Wahaha có thể sẽ phải tái cơ cấu tài chính theo quy định mới.

Cha tỷ phú vừa qua đời, ái nữ thừa kế bỗng bị 3 em cùng cha khác mẹ đòi chia tài sản: Nguy cơ mất quyền kiểm soát 1,8 tỷ USD, tập đoàn tỷ USD phải tái cơ cấu- Ảnh 2.

Tranh cãi câu chuyện thừa kế tại Wahara cho thấy sự dễ tổn thương của các tập đoàn gia đình khi mất đi người sáng lập, đặc biệt trong bối cảnh thế hệ tiếp theo chưa tạo ra được cấu trúc quản trị chuyên nghiệp, minh bạch và gắn kết các bên liên quan. Dù Wahaha khẳng định hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng, nhưng không thể phủ nhận niềm tin thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp lớn đã bị giảm sút ít nhiều.

Dù có kết quả ra sao, tranh chấp thừa kế Wahaha chắc chắn là một dấu mốc quan trọng, thúc đẩy các doanh nghiệp gia đình tại Trung Quốc và châu Á nhìn nhận lại cách xây dựng cấu trúc quản trị nội bộ – từ việc minh bạch hóa di chúc, xác thực tài sản offshore, phân định vai trò rõ ràng giữa các thế hệ, đến xây dựng kênh đối thoại để giảm căng thẳng nội bộ trước khi chúng trở nên bất ổn công khai.

Trong mắt công chúng, bà Kelly – người thừa kế duy nhất chính thức – giờ đây đang bước vào giai đoạn khó khăn nhất trong sự nghiệp: không chỉ là người điều hành một công ty tỷ đô, mà còn là trung tâm của một cuộc tuyên chiến về gia tài, danh dự và quyền lực. Liệu một “công chúa Wahaha” có đủ tỉnh táo để chèo lái con thuyền vượt qua sóng gió? Và liệu các gia tộc Trung Quốc đã sẵn sàng cho một làn sóng những thế hệ kế thừa?

Theo: SCMP, Caixin

Các tin khác

Tiêu thụ điện lại tăng cao kỷ lục

Hệ thống điện quốc gia và miền Bắc đồng loạt xác lập kỷ lục mới về sản lượng điện tiêu thụ do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài.

Petrolimex có Tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa quyết định bổ nhiệm ông Lưu Văn Tuyển làm Tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex.

Người dân Đồng Nai sẽ rất vui khi biết tin này

Dự án đường trên cao dọc quốc lộ 51 từ ngã tư Vũng Tàu đến nút giao đường Võ Nguyên Giáp với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là tuyến đường trên cao đầu tiên do tỉnh Đồng Nai thực hiện.

Hồ thủy điện căng mình ứng phó bão Wipha

Bão Wipha mạnh cấp 9, giật cấp 12 đã đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 3 trong năm, nguy cơ gây mưa diện rộng cho các tỉnh, thành từ Hà Tĩnh trở ra miền Bắc.

Khi nào đất nền lại “sốt”?

Trải qua nhiều đợt sốt, giá đất nền các khu vực hiện đã lập mặt bằng mới. Liệu phân khúc này có "sốt" trở lại trong thời gian tới.