Thời sự

"Cần theo dõi vấn đề sở hữu chéo tại ngân hàng, nếu không kịp thời phòng ngừa sẽ xảy ra như vụ SCB"

Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại phiên thảo luận chiều 23/11, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, nhiều nội dung đã được các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý tại dự thảo Luật.

Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, dự thảo luật đã chỉnh lý quy định liên quan đến hạn chế thao túng, chi phối tổ chức tín dụng, trong đó điều chỉnh quy định về người có liên quan phù hợp với loại hình quỹ tín dụng nhân dân, điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân là 5% (thay vì 3% như dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5).

Đồng thời, dự thảo cũng quy định lộ trình giảm dần giới hạn cấp tín dụng xuống 10% vốn tự có đối với một khách hàng và 15% vốn tự có đối với khách hàng và người có liên quan trong 5 năm nhằm giảm thiểu tác động. 

 

Đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội).

 

Đánh giá về dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi),Đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Tháp sự đồng tình với các quy định về việc cấm “sở hữu chéo” tại hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, Đại biểu Hoà  mạnh vấn đề cốt lõi để xử lý vấn đề sở hữu chéo là các cơ quan quản lý cần quan tâm đến việc “ông chủ” của các ngân hàng là doanh nghiệp lớn.

Theo đại biểu, dù đã ban hành các quy định nhằm giảm yếu tố sở hữu chéo, sân sau của ngân hàng nhưng vẫn có nhiều ý kiến lo ngại tình trạng tiền gửi của người dân không đến tay được các doanh nghiệp cần vay nhưng các cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến cổ đông và ông chủ của các ngân hàng này lại vay được rất dễ dàng.

Nếu không kịp thời phòng ngừa sẽ có khả năng xảy ra như vụ việc tại Ngân hàng SCB. Mặc dù, giới hạn mỗi khách hàng chỉ được vay không quá 10% vốn tự có của ngân hàng nhưng nhiều khách hàng là doanh nghiệp 'sân sau' cùng vay thì phần vốn này cũng là không nhỏ, gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng.

Việc chi phối, thao túng hoạt động cho vay của ngân hàng rất nguy hiểm nên cần có sự đặc biệt quan tâm chú ý.  "Nếu không kịp thời phòng ngừa sẽ gây rủi ro lớn cho hệ thống tài chính.Không khéo sẽ ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước phải hỗ trợ để xử lý”, Đại biểu Hoà nói.

 

 

Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội).

 

 

Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Nông cũng đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu các chế tài có đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm, gắn trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có liên quan để đảm bảo các quy định được chấp hành nghiêm túc.

Đặc biệt, tiếp tục nghiên cứu thêm các quy định để xử lý triệt để vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối các tổ chức tín dụng trên cơ sở tổng kết hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém trong thời gian vừa qua.

Cùng quan điểm lo ngại về vấn đề doanh nghiệp “sân sau” của các ngân hàng, song Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng cần có lộ trình cụ thể để giảm dần giới hạn cấp dư nợ tín dụng của các ngân hàng.

Thời gian qua có hiện tượng tổ chức tín dụng tập trung cho vay quá lớn vào một số ít khách hàng hoặc cho vay, mua trái phiếu của doanh nghiệp “sân sau”. Do vậy, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị giảm mức cấp tín dụng tối đa của một khách hàng và người có liên quan đến tránh rủi ro tập trung vốn tín dụng.

Tuy nhiên việc giảm ngaygiới hạn cấp tín dụng xuống 10% vốn tự có đối với một khách hàng và 15% vốn tự có đối với khách hàng cũng gây tác động đột ngột đến hoạt động của các tổ chức tín dụng.  

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm